Một Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Ở Bình Định Đạt Hiệu Quả

Đó là mô hình của hộ ông Nguyễn Đình Trung, ở thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn (Bình Định). Ông Trung bắt đầu nuôi chim bồ câu từ lúc mới 16 tuổi, với số lượng 2 - 3 cặp, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình. Đến nay, ông theo nghề nuôi chim bồ câu đã hơn 45 năm.
Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ bồ câu ra ràng ngày càng lớn, ông Trung đã đầu tư mở rộng chuồng trại, tuyển chọn và nhân rộng đàn chim bồ câu của mình lên 150 cặp chim sinh sản, giống lai to khỏe, sinh sản nhanh và đều, chim non ra ràng của ông đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Việc xuất bán chim vài năm nay rất thuận lợi, hàng ngày đều có thương lái đến tận nhà mua. Không những vậy, trang trại chim bồ câu của ông là nơi cung cấp chim giống rất uy tín cho các hộ dân bắt đầu nuôi chim bồ câu trong và ngoài địa phương.
Ông Trung cho biết, đàn bồ câu của gia đình ông sinh sản rất đều, tháng nào cũng sinh sản trên 150 cặp chim non. Với giá bán thời điểm này là 60.000 đồng/cặp, một tháng ông thu về trên 9 triệu đồng. Trừ tiền mua thức ăn như lúa, thực phẩm và thuốc phòng trừ bệnh cho chim khoảng 1,5 triệu đồng, ông vẫn còn lãi ổn định trên 7,5 triệu đồng/tháng.
Để đàn chim phát triển tốt, không bị dịch bệnh, hàng ngày ông thường xuyên dọn vệ sinh, phun thuốc khử độc sát trùng định kỳ 1 lần/tháng và phòng bệnh kịp thời. Ngoài nuôi chim bồ câu, ông còn kết hợp nuôi khoảng gần 200 con gà lấy thịt/lứa, và nuôi 2 con bò sinh sản; tổng thu nhập hàng năm của gia đình trên 120 triệu đồng, là một trong những hộ nông dân làm kinh tế có hiệu quả ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, nông dân tại các xã của huyện Krông Pa (Gia Lai) đang tập trung thuê lao động cho vụ thu hoạch mì, vui hơn khi mùa vụ năm nay năng suất cây mì cho sản lượng cao hơn, mỗi ha mì cho thu hoạch 22 tấn, cao hơn vụ trước 2 tấn/ha. Với diện tích gần 9.500 ha mì gieo trồng trong vụ Đông Xuân, Krông Pa là địa phương có diện tích và sản lượng mì lớn nhất tỉnh.

Theo tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương (Lào Cai), hiện toàn huyện có gần 75 ha mía “xương gà” trồng tập trung ở xã Thanh Bình, trung bình mỗi ha mía “xương gà” thu gần 190 triệu đồng/ha.

Nhiều hộ nông dân ở ấp 3, xã Tân Thành (Bù Đốp - Bình Phước) đang phất lên nhờ kết hợp trồng tiêu và nuôi dê. Với lợi thế vốn đầu tư ít, dê thương phẩm có thị trường tiêu thụ lớn nên mô hình này đang được nhân rộng.

Mít Long Khánh (Đồng Nai) từ lâu không còn xa lạ với giới “sành cây trái” nữa. Từ Long Khánh, những trái mít ngọt thơm đã đi khắp các tỉnh, thành. Những lúc vào mùa thu hoạch mít rộ nên con đường chính từ xã Bình Lộc, Bảo Quang ra thị xã tấp nập xe ra vào chở mít.

Cùng với những sản phẩm nổi tiếng như gà đồi, chè sạch, mật ong hoa rừng Yên Thế (Bắc Giang) sản xuất tại CLB nuôi ong xã Hồng Kỳ được nhiều người biết đến bởi ưu thế đặc sánh, sạch, thơm tinh khiết.