Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Ký Cá, Tôm Xuất Khẩu Gánh Gần 10 Loại Phí

Một Ký Cá, Tôm Xuất Khẩu Gánh Gần 10 Loại Phí
Ngày đăng: 05/08/2014

Hiện một ký cá, tôm phải chịu gần 10 loại phí khác nhau trước khi lên tàu xuất khẩu đi các thị trường - đó là ý kiến phản ánh của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) trong công văn gửi Bộ Công thương.

Theo Vasep để xuất khẩu hải sản đi các thị trường các doanh nghiệp phải trả các loại phí như phí dịch vụ container (THC), phí mất cân đối container (CIC), phí vệ sinh container, phí sửa chữa vỏ container, phí đặt cược container (đối với hàng đông lạnh), phí tắc nghẽn cảng (PCS)...

Ngoài ra, chủ hàng còn phải đóng thêm các loại phí khác như phí làm thủ tục, phí hóa đơn, phí lưu kho bãi, phí cầu đường, phí giao hàng lẻ theo container....

Trong đó, một số loại phí là do các cảng thu, nhưng thực tế các chủ tàu thu của doanh nghiệp rồi mới nộp lại cho cảng.

Có một số loại phí chủ tàu thu cao hơn mức quy định của cảng như phí dịch vụ container mức thu của cảng là 20 đô la Mỹ/cho container 20 feet và 35 đô la Mỹ cho container 40 feet nhưng chủ tàu thu của doanh nghiệp 60-70 đô la Mỹ/container 20 feet và 100-120 đô la Mỹ cho mỗi container lớn.

Trong công văn gởi cho Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Hải quan và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep dẫn ra, hiện nhiều hãng tàu thu các loại phí nhưng không thông báo hoặc thông báo trong thời gian rất ngắn và với mức thu rất khác nhau, gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.

Việc thu các phụ phí quá lớn như vậy còn làm tăng chi phí vận chuyển, dẫn đến giá thành tăng, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

Theo Vasep, so với 2013, năm nay các loại phí này tăng 20-30% khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh. Chưa kể, trong những năm gần đây, giá cước vận tải biển tại Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines... từ 10–15% mỗi container 20 feet và điều đó đang làm mất đi khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam xuất khẩu nói riêng, ngành hành thủy sản nói chung.

Từ tháng 3-2011 đến nay, các loại phí tại các cảng đều tăng. Dù các doanh nghiệp phản ánh rất nhiều lần việc tăng một số loại phí là vô lý nhưng các loại phí vẫn không giảm mà còn tăng lên.


Có thể bạn quan tâm

Nét Mới Trong Nuôi Trồng, Khai Thác Thuỷ, Hải Sản Ở Giao Thiện (Nam Định) Nét Mới Trong Nuôi Trồng, Khai Thác Thuỷ, Hải Sản Ở Giao Thiện (Nam Định)

Đến xã Giao Thiện (Giao Thuỷ - Nam Định) những ngày này, chúng tôi được chứng kiến không khí sôi động chuẩn bị cho vụ nuôi tôm thẻ chân trắng của người dân nơi đây. Anh Trần Văn Nguyên ở xóm Tân Hồng phấn khởi cho biết, gia đình anh đang lắp đặt các quạt đảo nước tạo ô-xy cho các ao nuôi để kịp thả tôm giống.

02/04/2014
DOC Công Bố Kết Quả Cuối Cùng Thuế CBPG Cá Tra Việt Nam Lần Thứ 9 DOC Công Bố Kết Quả Cuối Cùng Thuế CBPG Cá Tra Việt Nam Lần Thứ 9

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 9 giai đoạn từ ngày 1/8/2011 đến 31/7/2012 (POR 9) đối với phi lê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

02/04/2014
Ngành Thủy Sản Tổn Thất Sau Thu Hoạch Cao Do Công Nghệ Thấp Ngành Thủy Sản Tổn Thất Sau Thu Hoạch Cao Do Công Nghệ Thấp

Ngành thủy sản đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu từ 8-9 tỉ đô la Mỹ, đóng góp 30-35% tổng sản lượng nông nghiệp. Tuy vậy, ngành này vẫn đang đối diện với vấn đề tổn thất sau thu hoạch cao do khoa học công nghệ chưa cải tiến.

02/04/2014
Bò Sữa Mở Hướng Làm Giàu Bò Sữa Mở Hướng Làm Giàu

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, con bò sữa đang được người dân xã Bình Thạnh (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) lựa chọn. Có thể nói, con bò sữa đang mở hướng làm giàu cho người dân nơi đây, nhưng, để đàn bò phát triển bền vững thì còn nhiều khó khăn, thử thách.

02/04/2014
Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, tính đến ngày 25.3, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh gần 613 ha; trong khi đó, vào tháng 1 và 2, diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 301,4 ha. Như vậy, chỉ trong một tháng đã có trên 300 ha mì bị rệp sáp bột hồng tấn công.

02/04/2014