Một Hộ Nông Dân Đầu Tư Trồng Gần 1 Ha Cây Tam Thất

Đây là diện tích trồng tam thất tập trung lớn nhất từ trước đến nay ở huyện Si Ma Cai (Lào Cai).
Xuất phát từ nhu cầu thị trường và điều kiện tự nhiên ở Si Ma Cai rất phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây tam thất, gia đình ông Sùng Seo Sì, ở thôn Chúng Chải, xã Si Ma Cai đã mạnh dạn đầu tư 200 triệu đồng trồng gần 1 ha cây tam thất tại thôn Hòa Sừ Pan, xã Sán Chải (là xã lân cận, cũng thuộc huyện Si Ma Cai).
Hiện, ông Sùng Seo Sì đang hoàn tất những phần việc cuối cùng cho việc trồng cây tam thất, như làm đất, đóng cọc tre, chăng lưới sắt… Dự kiến sau gần 2 năm nữa, lứa tam thất đầu tiên của gia đình ông sẽ cho thu hoạch.
Trước đây, nhiều hộ ở Si Ma Cai đã từng trồng tam thất, chủ yếu là trồng nhỏ lẻ tại vườn nhà, sản phẩm để phục vụ gia đình là chính, nhưng những năm gần đây hầu như chẳng còn ai trồng, nên không có tính toán năng suất cụ thể. Mặc dù đã đi tham khảo, học tập kỹ thuật, kinh nghiệm trồng tam thất ở một số nơi, nhưng bản thân ông Sì cũng không tiết lộ khả năng sinh lợi khi trồng loại cây này.
Có thể bạn quan tâm

Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã vươn lên thành tỷ phú.

Đến thôn 323, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn hỏi ông Nguyễn Duy Trình nuôi “con đặc sản” ai cũng biết, bởi lẽ ông là người mạnh dạn tiên phong nuôi hươu sao, lợn rừng, nhím... Từ mô hình này mang lại cho ông khoản lãi từ 120 - 150 triệu đồng mỗi năm.

Nuôi cua thương phẩm trên địa bàn TP.Hội An đã đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản ở vùng triều ven sông.

Thực hiện chương trình hỗ trợ nông nghiệp năm 2016, Trung tâm Thủy sản tỉnh Điện Biên xây dựng và triển khai mô hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông trong ao cho các hộ nông dân địa bàn các xã: Thanh Nưa, Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh Xương (huyện Điện Biên). Qua một thời gian thí điểm, mô hình đã thu được những kết quả khả quan, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân

Ông Katơr Thơm, Chủ tịch Hội CCB xã Phước Hòa, cho biết: Hiện nay, toàn Hội có 75 hội viên. Để tạo nguồn vốn cho hội viên phát triển kinh tế gia đình, Hội CCB xã đã vận động các hội viên kinh tế khá giả, có đàn bò nhiều giúp đỡ cho từng hội viên nghèo và cận nghèo thông qua mô hình “Nuôi bò rẻ”. Hội viên có bò cho hội viên kinh tế gia đình còn khó khăn nhận nuôi từ 1-2 con bò cái, sau thời gian bò đẻ, con lứa đầu sẽ được cho gia đình nuôi hưởng, con lứa thứ hai trả cho chủ hộ. Cứ như thế xoay vòng từ 2-4 năm. Với cách làm này, từ năm 2009 đến nay, 8 hội viên có bò đã cho 18 hội viên và bà con nghèo nhận 37 bò cái sinh sản về nuôi rẻ.