Một Hộ Nông Dân Đầu Tư Trồng Gần 1 Ha Cây Tam Thất

Đây là diện tích trồng tam thất tập trung lớn nhất từ trước đến nay ở huyện Si Ma Cai (Lào Cai).
Xuất phát từ nhu cầu thị trường và điều kiện tự nhiên ở Si Ma Cai rất phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây tam thất, gia đình ông Sùng Seo Sì, ở thôn Chúng Chải, xã Si Ma Cai đã mạnh dạn đầu tư 200 triệu đồng trồng gần 1 ha cây tam thất tại thôn Hòa Sừ Pan, xã Sán Chải (là xã lân cận, cũng thuộc huyện Si Ma Cai).
Hiện, ông Sùng Seo Sì đang hoàn tất những phần việc cuối cùng cho việc trồng cây tam thất, như làm đất, đóng cọc tre, chăng lưới sắt… Dự kiến sau gần 2 năm nữa, lứa tam thất đầu tiên của gia đình ông sẽ cho thu hoạch.
Trước đây, nhiều hộ ở Si Ma Cai đã từng trồng tam thất, chủ yếu là trồng nhỏ lẻ tại vườn nhà, sản phẩm để phục vụ gia đình là chính, nhưng những năm gần đây hầu như chẳng còn ai trồng, nên không có tính toán năng suất cụ thể. Mặc dù đã đi tham khảo, học tập kỹ thuật, kinh nghiệm trồng tam thất ở một số nơi, nhưng bản thân ông Sì cũng không tiết lộ khả năng sinh lợi khi trồng loại cây này.
Có thể bạn quan tâm

Vừa về đến cánh đồng thôn, đã nghe người dân ở đây than thở 2 tháng qua, nhiều hộ chỉ biết ra đồng nhổ cỏ, phun thuốc cứu rau. Trên cánh đồng chuyên canh rau má, nhiều thửa ngập màu vàng, có những vùng trơ cả đất vì sâu ăn hết lá, số khác cũng nổi những chấm đen trên lá khiến rau khó bán, thương lái ép giá.

Ông Nguyễn Công Thừa - Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (Đà Lạt), cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, HTX đã cung cấp ra thị trường 37 ngàn tấn rau, củ, quả các loại, với tổng doanh thu 147 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch năm.

Đến nay, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cơ bản thu hoạch xong 8.100ha lúa Thu đông; bà con tiếp tục vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị xuống giống cho vụ Đông xuân 2014 - 2015.

Mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng VietGAP được Bộ NN-PTNT triển khai từ năm 2008. Tại Phú Yên, mô hình này do thạc sĩ Trương Văn Tuấn, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, làm chủ nhiệm dự án, đến nay đã chuyển giao kỹ thuật, quy trình sản xuất cho hàng trăm hộ nông dân.

Phải cạnh tranh quyết liệt và gánh chịu nhiều rủi ro do diễn biến của thời tiết là tình trạng chung của người nông dân trồng rau trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay. Để chủ động và cạnh tranh đầu ra với sản phẩm của các vùng trồng rau các địa phương lân cận, họ phải tham khảo nhu cầu thị trường tiêu thụ, thời tiết để xuống giống đúng thời điểm. Nếu sai, sẽ mất trắng và tốn thêm tiền công để nhổ bỏ.