Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mồng Tơi Lấy Hạt Được Giá

Mồng Tơi Lấy Hạt Được Giá
Ngày đăng: 02/04/2014

Một số hộ dân xã Long Kiến (Chợ Mới - An Giang) rất phấn khởi vì thu hoạch mồng tơi lấy hạt đạt năng suất cao, giá cả ổn định, đem lại thu nhập khá cho nông dân.

Hàng năm, khi mực nước lũ trên đồng rút dần, để lại lượng phù sa màu mỡ, cũng là lúc nông dân tất bật chuẩn bị mùa vụ mới. Một số nông dân xuống giống vụ đông xuân, hoặc trồng luân canh hoa màu. Đối với nông dân xã Long Kiến, vụ mùa năm nay xuống giống mồng tơi khoảng 50 héc-ta, tập trung chủ yếu ở ấp Long An.

Theo nông dân nơi đây, mồng tơi là loại rau dễ trồng, khi gieo hạt lên khoảng 1 tấc, nhổ đem trồng khoảng cách hạt khoảng 2 tấc. Đến khi cây phát triển cao cắm cọc giăng giàn như trồng bầu, bí, sau hơn 3 tháng gieo là có thể thu hoạch.

Nông dân thu hoạch nửa tháng một đợt và kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, tùy theo thổ nhưỡng và cách chăm sóc. Trồng mồng tơi lấy hạt thu hoạch cũng tương đối dễ, nhưng đòi hỏi tốn nhiều nhân công. Trung bình 1 công mồng tơi cần 3-4 nhân công, thu hoạch từ 3-4 ngày mới xong.

Tham quan nhiều vạt đất trồng mồng tơi lấy hạt của bà con nơi đây, chúng tôi không khỏi bỡ ngỡ với cách làm và hiệu quả kinh tế từ mô hình mang lại. Anh Huỳnh Thanh Phương, nông dân ấp Long An cho biết: “Thấy bà con trong vùng có thu nhập khá từ việc trồng mồng tơi lấy hạt, gia đình mạng dạn trồng thử 1 công, thu hoạch đợt đầu tiên được 40 kg hạt khô.

Đợt thứ 2 vừa thu hoạch xong được 100kg, bán với giá 85.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, còn lãi gần 10 triệu đồng. Bình quân mỗi công trồng mồng tơi lấy hạt lời gần 5 triệu đồng/đợt”.

Qua gieo trồng vài vụ, bà con xã Long Kiến có thêm kinh nghiệm nên năng suất cũng khá hơn. Ông Nguyễn Văn Lượt cho biết, 1,5 công mồng tơi lấy hạt của gia đình đang cho thu hoạch rộ. Sau khi hái, hạt mồng tơi đem phơi từ 4 – 5 nắng bán với giá 85.000 đồng/kg. Mỗi tháng thu hoạch 2 đợt từ 50 – 60 kg hạt, sau khi trừ chi phí, ông còn lãi 6-7 triệu đồng/đợt.

Đối với mồng tơi, khâu chăm sóc nhẹ nhàng, chi phí đầu tư thấp, phù hợp với các hộ nông dân ít đất sản xuất. Đồng thời, việc thu hoạch hạt mồng tơi còn tạo việc làm cho một số bà con trong lúc nông nhàn. “Mỗi kg hạt, nhân công hái được trả 2.500 đồng, một người hái giỏi một ngày có thể hái từ 40 – 50 kg, thu nhập cũng hơn trăm ngàn đồng”- chú Lượt nói.

Còn chú Nguyễn Văn Tép, người có thâm niên 6 -7 năm trồng mồng tơi lấy hạt, chia sẻ: “Trồng mồng tơi lấy hạt cho thu nhập cao hơn lúa nhưng phải tốn công chăm sóc, tưới nước, bón phân, xịt thuốc thường xuyên, đặc biệt là phải có nhân công lúc thu hoạch.

Ngoài ra, chi phí đầu tư hạt giống, cây, dây làm giàn cũng khoảng 4 triệu đồng/công. Tuyệt đối không nên trồng liên tiếp nhiều vụ mồng tơi trên một mảnh đất, cần luân phiên các loại cây trồng khác 1 - 2 vụ, sau đó mới trồng lại để tránh bị “chết nhát”, không đạt hiệu quả”.

Theo các hộ nông dân, giá hạt mồng tơi thời điểm hiện tại khá cao, từ 80.000 - 90.000 đồng/kg nhưng không ổn định. Nông dân và cơ sở thu mua cần liên kết chặt chẽ, nhằm tránh tình trạng “ép giá” hoặc cung vượt cầu.

Theo Hội nông dân xã Long Kiến, những năm qua, mô hình trồng mồng tơi lấy hạt ở địa phương phát triển theo hình thức tự phát, hầu hết người dân ở đây trồng theo kinh nghiệm hoặc tự học hỏi, cũng không có hợp đồng thu mua sản phẩm. “Có lúc giá lên tới 120.000 đồng/kg, nhưng cũng có lúc chỉ còn khoảng 60.000 đồng/kg.

Điệp khúc “trúng mùa, rớt giá” diễn ra thường xuyên đối với mồng tơi lấy hạt. Bởi, nông dân sau khi thu hoạch hạt bán cho các chủ cơ sở bán hạt giống, hoặc khi nào cần thì thương lái TP. Hồ Chí Minh xuống thu gom đem đi tiêu thụ. Vì vậy, tình trạng ép giá khi nông dân thu hoạch rộ là điều không tránh khỏi”- ông Trần Như Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Kiến nói.


Có thể bạn quan tâm

Krông Nô Thúc Đẩy Sản Xuất Cây Lương Thực Theo Hướng Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Krông Nô Thúc Đẩy Sản Xuất Cây Lương Thực Theo Hướng Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Huyện Krông Nô có khoảng 19.000 ha đất nông nghiệp và điều kiện về nguồn nước khá thuận lợi cho sản xuất cây lương thực, chủ yếu là lúa, ngô, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 123.000 tấn. Vì vậy, hiện địa phương này được tỉnh chọn là vùng sản xuất lúa, ngô hàng hóa trọng điểm của tỉnh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

15/12/2014
Chư Jút Chủ Động Triển Khai Sản Xuất Vụ Đông Xuân Chư Jút Chủ Động Triển Khai Sản Xuất Vụ Đông Xuân

Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2014-2015, toàn huyện sẽ gieo trồng 900 ha cây trồng các loại; trong đó, chủ lực vẫn là ngô, lúa. Hiện nay, chính quyền và người dân các xã, thị trấn đang tích cực triển khai các giải pháp cần thiết để chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân đạt hiệu quả, kịp thời và phòng tránh những thiệt hại có thể xảy ra trong vụ.

15/12/2014
Sản Xuất Nông Sản Đảm Bảo Sức Khỏe Người Tiêu Dùng Sản Xuất Nông Sản Đảm Bảo Sức Khỏe Người Tiêu Dùng

Đầu tháng 11 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản chủ trì, phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tiến hành lấy 3 mẫu rau (hành hoa, cải ngồng, cà pháo) tại 3 cơ sở sản xuất rau xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) đang trong thời điểm thu hoạch; 7 mẫu củ, quả (hành tây khô, tỏi khô, cà rốt, lê, táo tàu, hồng và quít) tại 5 đại lý, cửa hàng kinh doanh - đầu mối nhập và phân phối hàng củ, quả tươi trên địa bàn phường Tân Thanh và Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV.

15/12/2014
Phải GlobalGAP Mới Xuất Khẩu Được? Phải GlobalGAP Mới Xuất Khẩu Được?

Hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, 2 tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) có mức chênh lệch về đầu tư khá lớn, khiến nhiều nông dân rất đắn đo khi áp dụng.

15/12/2014
Cần Thực Hiện Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Một Cách Bền Vững Cần Thực Hiện Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Một Cách Bền Vững

Phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi rồi mới hướng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục đích thay đổi nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học - kỹ thuật một cách bền vững.

15/12/2014