Mong Muốn Của Những Người Nuôi Cá Bớp

Hơn một tháng qua, những người nuôi cá bớp lồng bè ở phường Mũi Né đang lo lắng trước thông báo phải tháo gỡ, di dời đi nơi khác, vì nơi đây không phải là vùng nuôi cá.
Khoảng năm 2010, phường Mũi Né phát hiện có một người ở Đức Thắng thả bè nuôi cá bớp, UBND phường mời lên thông báo cho họ biết khu vực này không quy hoạch để nuôi cá, sau đó người này đã dẹp.
Đến năm 2012, lại có hai bè của người ở phường Đức Thắng và Phú Tài nuôi tiếp, phường đã báo lên cơ quan chức năng thành phố biết. Năm 2013 phát sinh thêm 12 bè và năm 2014 thêm 3 bè. Đến nay có tất cả 17 bè của các phường: Mũi Né (8 bè), Phú Tài (2 bè), Đức Long (2 bè), Thanh Hải (2 bè), Đức Thắng (2 bè) và Đức Nghĩa (1 bè).
Tất cả những bè nuôi cá đều tự phát, không hề xin phép các cơ quan chức năng, chỉ thấy mặt nước Mũi Né có thể thả lồng bè nuôi cá bớp, thế là người nọ người kia thi nhau làm.
Những ngày cuối tháng 4/2014, 17 hộ nuôi cá bớp ở biển Mũi Né nhận được thông báo của UBND tỉnh phải tháo gỡ ngay, vì hiện nay vùng này không có quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên biển. Sau khi phường Mũi Né và UBND thành phố Phan Thiết triển khai thông báo đến các hộ trên, ai cũng thấy việc nuôi cá trái phép của mình là sai.
Tuy nhiên, nếu tháo gỡ trong tháng 6 này thì có hơn 10 hộ mới đầu tư từ cuối năm 2013 đến nay sẽ trắng tay. Một hộ nuôi cá tâm sự: “Đầu tư cho một bè cá đến ngày cá bán được bình quân mất 1 tỷ đồng, một năm bán được ba lứa, lãi độ 600 triệu đồng. Nếu tháo gỡ ngay thì cá nhỏ bán không được, còn cá lớn hơn một chút bán giá rất thấp, lấy đâu mà trả cả vốn lẫn lãi.”
Làm việc với bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa, Phó Chủ tịch UBND phường Mũi Né, bà cho biết: “Những người nuôi cá bớp lồng bè do nhận thức kém nên thấy vùng biển này nuôi được là nuôi, không xin phép ngay từ đầu. Nay xảy ra sự việc, ai cũng thấy sai. Tuy nhiên, đầu tư kinh phí của họ quá lớn, nên mọi người đều đề nghị tỉnh cần cho họ được tiếp tục nuôi trong một khoảng thời gian nhất định. Theo tôi, đề nghị là hợp lý, nên để cho họ kéo dài đến cuối năm 2015 là tốt nhất.”
Đề nghị của bà Phó Chủ tịch UBND phường cũng là nguyện vọng của những người nuôi cá bớp lồng bè, một khi họ đã thấy việc nuôi cá ở khu vực Bãi trước và Bãi sau Mũi Né là sai. Nhưng, trong khu vực biển Phan Thiết này, liệu có chỗ nào quy hoạch được thành vùng nuôi cá bớp lồng bè để có thể phát triển một nghề nuôi trồng mới, mong những nhà chuyên môn quan tâm xem xét.
Có thể bạn quan tâm

Cánh đồng cấy lúa, trồng màu thôn Hòa An, xã Hợp Đức (Tân Yên) rộng hơn 1 ha động mưa là ngập. Chị Nguyễn Thị Trường, người dân trong thôn cho biết: “Trước đây, tiêu nước cho cánh đồng là cả vùng trũng rộng. Thế nhưng từ năm 2008, lưu vực này được giao cho người dân thầu ao nuôi cá nên chỉ còn một rãnh nhỏ thoát nước. Cống tiêu lại đặt ở vị trí ngang bằng với mực nước trong ao nên mỗi khi mưa xuống nước ứ đọng, dềnh vào ruộng. Từ đó đến nay, các hộ chỉ cấy ăn chắc vụ lúa xuân còn lúa mùa thì phụ thuộc vào thời tiết”.

Cũng theo quy định này, các trường hợp sử dụng không đúng mục đích, 24 tháng liền không sử dụng mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ; không thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuê mặt nước; không thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm... sẽ bị thu hồi mặt nước đã giao.

Chỉ mất 30 phút, người sử dụng có thể phát hiện thịt, cá có nhiễm dư lượng kháng sinh (DLKS) hay không nhờ bộ kit Elisa. Đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu triển khai - Khu công nghệ cao TPHCM.

Nhân kỷ niệm 55 Ngày truyền thống ngành Lâm nghiệp (28/11/1959-28/11/2014), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm nay có khả năng đạt 6,2 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so 5 năm trước (năm 2009 đạt 2,8 tỷ USD), độ che phủ rừng đạt 41%.

Hiện nay, Tiền Giang phát triển chăn nuôi heo theo hướng bền vững thông qua việc chuyển giao cho nông dân những tiến bộ kỹ thuật mới, giúp tăng được hiệu quả kinh tế trong quá trình chăn nuôi, giải quyết được ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt heo thương phẩm trên thị trường.