Móng Cái (Quảng Ninh) nỗ lực dập dịch bệnh trên tôm nuôi

Tổng số hóa chất đã nhập để sử dụng dập dịch tính đến ngày 2-6 là 21 tấn. Trong đó, 17 tấn Chlorine từ Quỹ dự trữ Quốc gia, 4 tấn Vicato Nguồn dự trữ từ Chi cục Thú y tỉnh. Ngoài ra còn sử dụng lượng hóa chất Iotrin dự trữ của Trạm Thú y thành phố dùng để tiêu độc khử trùng dụng cụ thu hoạch, phương tiện vận chuyển trước khi ra khỏi cơ sở nuôi và vùng dịch.
Trong ngày 3-6, thành phố đã cấp hóa chất dập dịch tôm nuôi cho 11 hộ với 2250kg hóa chất các loại để khử trùng, nâng tổng số hóa chất đã cấp đến nay lên 7350kg hóa chất các loại.
Được biết, TP Móng Cái đã thành lập “Tổ công tác đặc biệt, chống dịch tôm nuôi trên địa bàn thành Móng Cái”, trong đó bổ sung thêm thành phần tham gia chống dịch là Cán bộ Chi cục Thú y, Chi cục nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khoa học kỹ thuật giống thủy sản Quảng Ninh, Viên Nghiên cứu thủy sản I, Công an Môi trường Thành phố, Cán bộ Môi trường phòng Tài nguyên môi trường.
Có thể bạn quan tâm

So với cùng kỳ năm 2013, số lượng giảm 10,78%, trị giá FOB giảm 10,27%, trị giá CIF giảm 9,2% và giá FOB bình quân tăng 2,43 USD/tấn; hợp đồng còn lại chưa giao hàng là 2,102 triệu tấn.

Với khoảng 44.770 hécta, cây điều đang đứng ở tốp đầu về diện tích canh tác tại Đồng Nai và cả nước. Đây vẫn là cây trồng chủ lực của tỉnh vì theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Đồng Nai nằm trong vùng trọng điểm phát triển cây điều của cả nước.

Ông Đào Hồng Đức, Cục trưởng Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản cho biết, tàu cũ nhập về Việt Nam phải dưới 8 tuổi. Trong khi đại gia công ty Đức Khải xin nhập tàu gần 30 tuổi.

Nghề làm “vàng trắng” là cách gọi vui của nhiều người dân chuyên làm tiêu sọ trong tỉnh. Nghề này giúp nhiều người trở nên khá giả, song cũng khiến không ít hộ trắng tay. Thực tế, muốn làm được mẻ tiêu sọ (tiêu trắng) tương đối vất vả.

Từ UBND xã An lạc Tây (Kế Sách - Sóc Trăng) ngồi phà, chúng tôi đặt chân lên vùng đất nằm giữa sông Hậu có cái tên Cồn Cò (thuộc ấp An Tấn, xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách). Tại đây, ngoại trừ con đường đi được lót bằng dal thì hầu hết những phần đất trống đều được người dân trồng nhãn.