Móng Cái (Quảng Ninh) nỗ lực dập dịch bệnh trên tôm nuôi

Tổng số hóa chất đã nhập để sử dụng dập dịch tính đến ngày 2-6 là 21 tấn. Trong đó, 17 tấn Chlorine từ Quỹ dự trữ Quốc gia, 4 tấn Vicato Nguồn dự trữ từ Chi cục Thú y tỉnh. Ngoài ra còn sử dụng lượng hóa chất Iotrin dự trữ của Trạm Thú y thành phố dùng để tiêu độc khử trùng dụng cụ thu hoạch, phương tiện vận chuyển trước khi ra khỏi cơ sở nuôi và vùng dịch.
Trong ngày 3-6, thành phố đã cấp hóa chất dập dịch tôm nuôi cho 11 hộ với 2250kg hóa chất các loại để khử trùng, nâng tổng số hóa chất đã cấp đến nay lên 7350kg hóa chất các loại.
Được biết, TP Móng Cái đã thành lập “Tổ công tác đặc biệt, chống dịch tôm nuôi trên địa bàn thành Móng Cái”, trong đó bổ sung thêm thành phần tham gia chống dịch là Cán bộ Chi cục Thú y, Chi cục nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khoa học kỹ thuật giống thủy sản Quảng Ninh, Viên Nghiên cứu thủy sản I, Công an Môi trường Thành phố, Cán bộ Môi trường phòng Tài nguyên môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Trung bình mỗi năm, ngành chăn nuôi cần thêm 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu trong nước; đồng nghĩa với việc, ngành chăn nuôi ngành càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập.

Trong những năm qua, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trong khu vực, trong khi cơ chế xuất khẩu gạo lại mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Thời điểm này, nhiều gia trại, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang tích cực tái đàn, mở rộng sản xuất, phục vụ nhu cầu thực phẩm cuối năm. Điều đáng mừng là sau thời gian dài giảm giá, hiện nay, giá các loại gia súc, gia cầm (GSGC) đang bắt đầu nhích lên, người chăn nuôi trong tỉnh yên tâm đầu tư tái đàn.

Đến với đồng bào vùng cao Ba Tơ, sẽ được nghe kể nhiều về những người phụ nữ rất đỗi bình dị nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, trong sáng nguyên sơ như suối ngàn. Những việc làm không tư lợi của họ đã giúp ích cho mình, cho đời. Họ xứng đáng là tấm gương sáng nơi đại ngàn Ba Tơ.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) mục đích chính là đổi mới diện mạo nông thôn và nâng cao thu nhập, mức sống cho nông dân và chính họ là chủ thể của chương trình này. Tuy nhiên, không ít vùng quê gặp nhiều khó khăn trong đóng góp xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là góp công sức làm các công trình dân sinh, do nhiều thanh niên đã rời làng đi làm ăn xa…