Mỗi Năm Thất Thoát Hơn 6 Triệu Tấn Lúa

Tổn thất về sản lượng lúa trong và sau thu hoạch hiện còn rất cao, khoảng 6 triệu tấn/năm, tương đương 24 ngàn tỷ đồng
Đây là số liệu do Câu lạc bộ hỗ trợ Nông gia ĐBSCL đưa ra tại Hội thảo chuyên đề “ Nâng cao chất lượng hạt thóc, hạt gạo ĐBSCL” được tổ chức hôm nay (9/8) tại TP. Cần Thơ.
Theo Viện lúa ĐBSCL tổn thất sản lượng lúa tập trung ở các khâu thu hoạch, phơi sấy, bảo quản xay xát chế biến chiếm hơn 11% và tổn thất do chất lượng lúa giảm về chất lượng dẫn đến giảm về giá trên thị trường ở mức 13%.
Để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao lợi nhuận cho nông dân, tại hội thảo nhiều đại biểu đề nghị cần thực hiện đồng bộ trong toàn bộ các khâu tại đồng ruộng như đầu tư máy gặt đập liên hợp để cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa; đầu tư các dây chuyền công nghệ trong nhà máy cũng như trên thị trường kinh doanh lúa gạo.
Trong đó, khâu làm khô lúa và tồn trữ lúa khô đúng quy cách để đảm bảo chất lượng hạt thóc, hạt gạo là vấn đề quan trọng. Do vậy cần phải cải tiến nhanh hơn nữa khâu làm khô, tồn trữ theo hướng cơ giới hóa và hiện đại hóa ngành xay xát và chế biến để nâng cao chất lượng hạt thóc, hạt gạo ĐBSCL.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 – 6 là mùa trái cây chín rộ ở miền Nam. Dạo quanh các chợ hay các lề đường ở TP.Cần Thơ, đâu đâu cũng thấy các loại trái cây như chôm chôm, xoài, măng cụt, dâu xanh, dâu Hạ Châu..., bày bán với giá rẻ bất ngờ.

Tham gia liên minh sản xuất, năng suất tăng, có đầu ra ổn định cho sản phẩm với giá cao, lợi nhuận tăng, thất thoát giảm...

Khác với nhiều mặt hàng nông - thủy sản phải lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu nguyên liệu, ngành gỗ chế biến có thể nói đã “thoát Trung” khi cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ lực, kể cả nhập khẩu gỗ nguyên liệu của mặt hàng này không có Trung Quốc.

Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Ðịnh (BDSTAR) vừa kết thúc niên vụ sản xuất năm 2013-2014. Trong vụ này, năng suất mì toàn tỉnh Bình Định đạt mức khá cao (bình quân từ 25-30 tấn/ha), giá mua mì nguyên liệu ổn định nên nông dân lãi khá cao.

Phát huy lợi thế từ biển, người dân các tỉnh ven biển Kiên Giang, Cà Mau đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro…