Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mỗi Năm Mất 8.000 Tỷ Đồng Do Thiếu Trang Bị Ở Tàu Cá

Mỗi Năm Mất 8.000 Tỷ Đồng Do Thiếu Trang Bị Ở Tàu Cá
Ngày đăng: 28/02/2012

Theo các chuyên gia thủy sản, tỉ lệ thất thoát trong khai thác thủy sản hiện nay xảy ra ở nhiều khâu, nhưng chủ yếu là do khâu bảo quản trên tàu cá còn quá yếu.

Ở TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, đội tàu đã phát triển lên gần 1.500 chiếc nhưng ướp cá chủ yếu bằng đá có nilon, két nhựa hay làm hầm cách nhiệt bằng các vật liệu thô sơ như gỗ, xốp...  Cách làm như vậy tạo ra những vi sinh vật có hại cho chất lượng cá. Biết vậy nhưng ngư dân lại không thể nâng cấp được tàu do vướng mắc về vốn, khi mà 70% tàu cá hoạt động được là nhờ vốn ngân hàng.
Ông Nguyễn Xuân Thanh, Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Kiên Giang cho biết thêm: “Một chiếc tàu giờ đóng cũng phải một vài tỷ. Khả năng vốn đối ứng thì chỉ khoảng 70% thôi còn đâu người ta phải đi vay. Những người thất bại nhiều chuyến thì nguồn vay của họ bắt đầu khó khăn.”
Việt Nam hiện có gần 130 nghìn tàu cá các loại. Một nửa trong số đó có công suất dưới 20 mã lực, do đó, điều kiện bảo quản, mặt bằng phân loại sản phẩm trên tàu rất hạn chế. Phương thức bảo quản trên tàu hiện nay chủ yếu là sử dụng đá lạnh. Nhưng phương pháp này chỉ có hiệu quả tốt nhất trong 7 ngày, trong khi mỗi chuyến biển ở vùng biển Tây Nam thường kéo dài tới 20 ngày. Điều đó khiến tỉ lệ cá bị hỏng lớn, dẫn tới giảm giá bán, thậm chí bị đổ bỏ.
Ông Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam giải thích thêm: “Tôi nói ví dụ như con cá ngừ vây xanh. Các nước họ đánh bắt xong bảo quản ở trình độ đông sâu ngay, sau đó đấu giá ở chợ quốc tế có thể bán được với giá trăm đô. Còn chúng ta… vẫn phải mổ ruột, ướp đá, đông sâu cũng là trong hầm đá thôi. Như vậy là chưa đạt trình độ đấu giá với chợ quốc tế, nên chỉ bán được 10 đô, 5 đô, 7 đô. Có nghĩa là tôi nói không chỉ tổn thất 20 – 30% đâu mà nó có thể lên tới 60 – 70%.”
Ngành thủy sản chịu tổn thất lớn sau thu hoạch do vấn đề bảo quản - Ảnh minh họa
Nhằm giữ được giá trị cao của hải sản sau đánh bắt, trong điều kiện thiếu phương tiện bảo quản hiện đại, nhiều ngư dân đã sử dụng các hóa chất cấm, như hàn the, urê. Theo ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, không chỉ gây độc hại cho sản phẩm, cách làm này của ngư dân còn làm tăng thêm một số chi phí, ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm khi bán ra thị trường, có thể tới 10-15% giá trị xuất khẩu.
Hạn chế về phương tiện đánh bắt đã tạo ra thất thoát lớn cho ngành hải sản. 8.000 tỷ đồng/ năm, đó chỉ là về sự thất thoát lượng hóa được, riêng của một năm. Làm một phép so sánh khác, thì con số đó xấp xỉ bằng tổng thu ngân sách của cả tỉnh Kiên Giang trong 5 năm trở lại đây.


Có thể bạn quan tâm

Tia hy vọng cho hạt ngọc Việt Tia hy vọng cho hạt ngọc Việt

Vì sao “hạt ngọc” Việt rơi vào tình cảnh “3 không”- không thuần loại, không truy xuất được nguồn gốc, không thương hiệu?

11/11/2015
Xuất khẩu tại tỉnh Thanh Hóa cán đích ấn tượng Xuất khẩu tại tỉnh Thanh Hóa cán đích ấn tượng

Tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt 1.237,819 triệu USD, bằng 107,6% so với kế hoạch năm, về đích trước 2 tháng. Đó là những tín hiệu vui đối với kinh tế Thanh Hóa.

11/11/2015
Phụ nữ Hòa An chung tay xây dựng nông thôn mới Phụ nữ Hòa An chung tay xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, thực hiện nhiều phong trào thi đua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, đã có những việc làm thiết thực cùng với cấp ủy đảng, chính quyền phấn đấu hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

11/11/2015
Nâng cấp và hiện đại hóa thủy lợi nội đồng để xây dựng nông thôn mới Nâng cấp và hiện đại hóa thủy lợi nội đồng để xây dựng nông thôn mới

Thạc sĩ Nguyễn Đình Vượng, Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông và Cấp nước - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, đã nghiên cứu thành công đề tài giúp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống thủy lợi nội đồng, phục vụ phát triển các mô hình sản xuất nông - ngư nghiệp.

11/11/2015
Giúp nhà nông nâng cao sinh kế thích ứng BĐKH từ sản xuất lâm nghiệp Giúp nhà nông nâng cao sinh kế thích ứng BĐKH từ sản xuất lâm nghiệp

Ngày 11/11, Ban điều hành dự án thêm cây do tổ chức phi chính phủ trồng và khai thác rừng Đan Mạch (DDS) có buổi làm việc với Hội Nông dân Hà Tĩnh nhằm đánh giá kết quả thực hiện thời gian qua và triển khai nhiệm vụ thời gian tới.

11/11/2015