Mỗi Năm, Hồ Dầu Tiếng Và Sông Vàm Cỏ Cho 3.000 Tấn Thủy Sản

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, tình hình khai thác thủy sản những năm qua tương đối ổn định.
Việc khai thác chủ yếu trong hồ Dầu Tiếng và trên sông Vàm Cỏ Đông, sản lượng bình quân trên 3.000 tấn/năm. Trong đó, hồ Dầu Tiếng chiếm 80% sản lượng, số còn lại được khai thác ven sông Vàm Cỏ Đông và khu nội đồng.
Lượng khai thác ổn định là do hằng năm ngành Thủy sản thả bổ sung từ 800.000 đến 1 triệu con cá cho hồ Dầu Tiếng. Mặt khác, ngành thường xuyên thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền, kiểm tra trên hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông, kịp thời xử lý vi phạm nên sản lượng khai thác ổn định.
Ngoài ra, tình hình nuôi trồng thủy sản những năm gần đây ổn định và có bước phát triển, do nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng, nhất là nuôi cá tra thâm canh phục vụ cho chế biến xuất khẩu.
Nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư để nuôi các loại thủy sản có giá trị cao với nhiều mô hình nuôi như: cá tra thâm canh, cá chình, cá lóc, cá lóc bông trong ao; hay mô hình nuôi cá sấu, cá lăng nha, thác lác cườm, ba ba…
Hiện nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên toàn tỉnh hơn 900 ha với sản lượng đạt trên 15.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 6/2013, Hợp tác xã (HTX) Ðồng Tiến ở xã Ðắk Sin (Đắk R’lấp - Đăk Nông) đã huy động vốn của xã viên được trên 20 tỷ đồng để đầu tư nuôi heo sinh sản và heo thịt theo mô hình khép kín an toàn dịch bệnh và hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sữa ngoại nhập khẩu, trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi Việt Nam, Bộ NN-PTNT đặt ra chỉ tiêu tăng số lượng đàn bò sữa đạt 500.000 con vào năm 2020 để có sản lượng sữa khoảng 1 triệu tấn sữa tươi mỗi năm.

Từ khi cao su xuống giá, nhiều nông dân đã tìm cây trồng thay thế. Nhiều hộ bắt đầu trồng những cây có hướng kinh tế cao hơn, trong đó nổi lên là cây sưa đỏ. Những lời đồn thổi về giá trị của cây sưa đỏ trưởng thành đã khiến không ít nông dân ồ ạt chạy theo.

Nhiều hộ đã chịu khó tìm tòi đầu tư con giống, xây dựng chuồng trại quy mô và nhím được coi là vật nuôi mang lại nguồn thu nhập đáng kể, thậm chí là “khủng” cho người dân nơi đây, có không ít hộ giàu lên nhờ nuôi nhím. Còn giờ đây, giá nhím rớt thê thảm, khiến nhiều hộ chăn nuôi con vật này rơi vào cảnh “dở khóc dở cười”.

Những ngày qua, hàng trăm hecta cà phê trên địa bàn xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng bị rụng trái hàng loạt. Người trồng cà phê ở đây rất lo lắng, vì chưa có biện pháp xử lý. Trong khi đó, cơ quan chức năng cũng chưa xác định được nguyên nhân của tình trạng này để hướng dân cho nông dân.