Nhiều Doanh Nghiệp Chế Biến Đang Gặp Khó

Theo Sở Công thương, trong 6 tháng đầu năm, hoạt động của các doanh nghiệp ở lĩnh vực công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Nguyên nhân là do giá cả nguyên vật liệu đầu vào vẫn duy trì ở mức cao, trong khi giá bán của một số mặt hàng lại chưa được phục hồi như đường, cao su, điều…
Do đó, trong 6 tháng đầu năm, một số sản phẩm của công nghiệp chế biến đạt sản lượng thấp và giảm so với cùng kỳ năm trước như khí CO2 giảm 16,5%; đường RS giảm 3,2%; cà phê bột: 24,7%; gỗ cưa hoặc xẻ xây dựng cơ bản: 31,6%; sản phẩm cao su: 22,84%...
Tại Công ty Cổ phần cao su Daknoruco (Đắk Mil), trong 2 năm trở lại đây (2013-2014), giá cao su trên thị trường bị sụt giảm rất mạnh, tiêu thụ lại khó khăn, tồn kho lớn nên đã khiến cho việc kinh doanh của doanh nghiệp bị thua lỗ. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp đã bị lỗ trên 36 tỷ đồng (trước thuế).
Tương tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Hạnh ở xã Nghĩa Thắng (Đắk R’lấp) cũng vậy. Do giá điều nguyên liệu tăng cao nhưng giá điều thô giảm mạnh nên doanh nghiệp cũng đã bị ảnh hưởng không nhỏ.
Việc chế biến hạt điều tại Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Hạnh (Đắk R’lấp) đang gặp khó khăn do giá nguyên liệu tăng cao, nhưng giá điều nhân lại sụt giảm
Hiện nay, giá điều nhân trên thị trường chỉ vào khoảng 140.000 đồng/kg, giảm từ 2.000-3.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá điều nguyên liệu vẫn ở mức cao, với bình quân là 30.000 đồng/kg.
Không những vậy, nguồn nguyên liệu tại địa phương cũng chỉ đủ phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm nên thời gian còn lại phải nhập điều thô từ Bình Phước về, khiến tăng thêm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, vào những năm trước, việc bán vỏ điều cũng đã mang lại một khoản tiền tương đối khá giúp doanh nghiệp bù đắp lại chi phí về nhân công.
Vậy nhưng, năm nay, giá vỏ điều cũng bị hạ từ 2.500 đồng/kg còn 1.800 đồng/kg nên việc bù chi phí này doanh nghiệp không thể thực hiện được. Do nghịch lý giữa giá nguyên liệu đầu vào và đầu ra, cộng thêm phí vận chuyển lớn nên doanh nghiệp đã gặp phải không ít khó khăn trong quá trình thu hồi vốn và mở rộng sản xuất”…
Được biết, thời gian qua, để duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cũng đã rất nỗ lực trong việc tính toán xây dựng chiến lược đầu tư, mở rộng sản xuất cũng như cân đối chặt chẽ giữa hai nguồn “cung-cầu”.
Về phía ngành chức năng, các đơn vị cũng đã thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển như triển khai các chương trình khuyến công, đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, phân tích, dự báo, theo dõi diễn biến thị trường…Thế nhưng, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Phớt lờ cảnh báo của ngành nông nghiệp, bà con nông dân trong tỉnh ồ ạt chặt bỏ một số cây trồng dài ngày để trồng khoai mì mà không quan tâm đến đầu ra.Vì vậy, hiện bà con nông dân đang đứng trước cảnh dở khóc, dở cười khi khoai đã đến mùa thu hoạch nhưng lại không có người mua; hoặc phải bán với giá rẻ, chịu lỗ.

Đầu năm 2015, giá cá tra nguyên liệu tăng thêm 500 đồng/kg sau khi ổn định ở mức khá cao trong những tháng cuối năm 2014 khiến nông dân phấn khởi. Hiện nay, các doanh nghiệp thu mua cá tra của nông dân với giá 24.000-25.000 đồng/kg, trừ chi phí, bà con thu lãi 2.000-3.000 đồng/kg.

Vụ đông năm nay, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên - Hà Giang) trồng gần 50ha rau, củ, quả các loại, trong đó có 2ha được trồng theo quy trình VietGAP. Việc trồng rau theo hướng VietGAP ngoài cung cấp cho người tiêu dùng rau sạch còn góp phần nâng cao thu nhập, từ đó giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.

Với diện tích gieo trồng khoảng 6.000 ha, tổng sản lượng cung ứng ra thị trường hàng năm lên đến hơn 150.000 tấn, thị xã Vĩnh Châu được xem là “thủ phủ” hành tím của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Thái Bình là tỉnh có truyền thống sản xuất khoai tây vụ đông với diện tích luôn cao nhất cả nước, ổn định ở mức trên 3.000ha/năm. Khoai tây cũng được xác định là một trong 3 cây chủ lực trong vụ đông của Thái Bình, bên cạnh ngô, đậu tương.