Xuất Khẩu Rau Quả Của Việt Nam Tăng Mạnh

Có tín hiệu đáng mừng trong xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, đặc biệt một số mặt hàng Việt Nam có thế mạnh, thông tin từ Bộ Công thương.
Cụ thể, tính chung 7 tháng đầu năm 2014, các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2013 và đều tăng trưởng trên 22% là thủy sản (đạt 4,23 tỉ USD), cà phê (2,33 tỉ USD), hạt tiêu (888 triệu USD).
Đặc biệt, xuất khẩu rau quả của VN đã đạt khoảng 800 triệu USD, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm trước…
Tính chung tổng giá trị xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản bảy tháng qua, Bộ Công thương cho biết đã đạt 12,65 tỉ USD, chiếm 15,1% tổng xuất khẩu của VN.
Giá xuất khẩu cũng đã có cải thiện. Tính bình quân giá xuất khẩu trong bảy tháng, giá nhân điều tăng 1,6%; chè tăng 6,5%, hạt tiêu tăng 10,6%; gạo tăng 3,6%...
Cũng theo Bộ Công thương, tháng 7-2014 VN nhập siêu 250 triệu USD. Song, tính chung bảy tháng đầu năm, VN vẫn xuất siêu khoảng 1,26 tỉ USD.
Có thể bạn quan tâm

Các quốc gia và lãnh thổ có hoạt động khai thác ở phía Bắc Thái Bình Dương đã đồng ý cắt giảm 50% sản lượng cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành nhằm tăng gấp đôi trữ lượng cá ngừ của đại dương trong hơn 10 năm.

Nga là thị trường thủy sản lớn nhất của Na Uy, lệnh cấm NK của Nga ngày 7/8/2014 đã có ảnh hưởng lớn đến XK cá hồi nuôi và cá trích. Trong khi đó, cá hồi khai thác không bị ảnh hưởng nhiều. Dù giá XK thấp hơn, khối lượng XK cá hồi khai thác của Na Uy vẫn tăng 11% trong tháng 8. Qua đó có thể thấy tăng trưởng giá trị XK cá hồi Na Uy nói riêng và thủy sản Na Uy nói chung.

Các nhà sản xuất đang quan tâm tới việc đảm bảo thực phẩm họ sử dụng được thu mua đúng đắn với các tiêu chí như thực phẩm có xuất xứ tại địa phương, có thể truy xuất được và bền vững. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất đồng trong việc xác định thế nào là thu mua “đúng đắn”.

Từ một chương trình chứng nhận “non trẻ”, nhãn sinh thái của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đang phát triển nhanh chóng và tăng trường đều đặn. Thông tin này được Tổng Giám đốc Điều hành của ASC, Chris Ninnes công bố tại buổi cập nhật thường niên tại Hội chợ Thủy sản Toàn cầu 2014 tại Brussels, Bỉ.

Việc suy giảm nguồn lợi là do hoạt động giám sát nghề cá lỏng lẻo. Loài cá chình Nhật Bản hiện đang nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).