Mở rộng thị trường xuất khẩu khoai lang
Đại diện Công ty CP Khoai lang Nhật Thành (Bình Tân) cho biết, công ty có khả năng cung cấp cho thị trường khoảng 6.000 tấn khoai lang tươi mỗi năm.
Ngoài thị trường Trung Quốc, hiện công ty đang tìm kiếm khách hàng tiêu thụ khoai sang Hàn Quốc, Úc và Nhật Bản. Công ty đã liên kết với các doanh nghiệp chế biến các mặt hàng khoai lang sấy, khoai lang chiên.
Riêng mặt hàng khoai lang tinh bột do công ty liên kết làm thử nghiệm thời gian qua, hiện cũng đã xuất sang Hàn Quốc 300 tấn và được thị trường này rất ưa chuộng.
Còn theo Giám đốc Hợp tác xã (HTX) khoai lang Tân Thành - Sơn Văn Luận, thông qua một số công ty ở TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Thuận, Hà Nội, mỗi tuần HTX cung ứng từ 10 - 15 tấn khoai xuất sang nhiều nước.
Bà Đoàn Ngọc Thanh Xuân- Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin nông nghiệp nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT), hiện có hơn 85% khoai lang của Vĩnh Long được xuất khẩu. Ngoài xuất khẩu khoai lang tươi sang Trung Quốc, các sản phẩm khoai lang chế biến cũng chào hàng tại Malaysia, Hồng kông, Thái Lan, Singapore…
Mới đây, Công ty Rồng Đỏ (TP Hồ Chí Minh) cũng đã ký kết với HTX khoai lang Thành Đông mua toàn bộ những sản phẩm khoai lang đạt theo quy trình GlobalGAP, với giá cao hơn thị trường từ 10 - 15%.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Hòa (Long An), ngày 26-9-2014, huyện đã tiến hành tiêu hủy 400 con gà của hộ ông Phạm Bá Thước, ấp Lập Điền, xã Tân Mỹ. Đàn gà được ông Thước nhập về nuôi vào ngày 19-9, với số lượng 2.000 con (1 ngày tuổi) có giấy kiểm dịch của Chi cục Thú y Khánh Hòa.

Cách làm này đã đẩy những người kinh doanh thịt heo chân chính, bảo đảm chất lượng trong nhiều tháng qua bị lỗ nặng, thậm chí có người phải phá sản (một số người khác vì miếng cơm manh áo cũng đã phải chuyển sang hình thức bơm nước vào heo để tồn tại).

Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi nên hầu hết diện tích khoai môn của người dân đều phát triển tốt. Hiện nay bà con đang bước vào vụ thu hoạch, đạt sản lượng khá cao nên người dân hết sức phấn khởi.

Với mục tiêu phát triển cà phê bền vững, trong thời gian qua các đơn vị thành viên của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã hướng hoạt động sản xuất theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới, nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Tính đến nay, huyện Thới Bình (Cà Mau) đã phát triển được 700 ha diện tích lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, đạt năng suất từ 6 đến 8 tấn/ha. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do chạy theo lợi nhuận kinh tế một số nơi người dân đang cải tạo đất để phá vỡ mô hình trên.