Mở Rộng Thị Phần Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Bỉ

Yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản đang thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Bỉ là cần thiết.
Từ năm 2009 tới nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Bỉ đạt giá trị trung bình trên 100 triệu USD/năm với các sản phẩm chủ lực như tôm (chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu), cá tra (23%), cá ngừ (7%), mực và bạch tuộc (3%).
6 tháng đầu năm 2014, con số này ước đạt 65 triệu USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái với giá trị xuất khẩu tôm đạt 42 triệu USD, cá tra 11 triệu USD, cá ngừ gần 4 triệu USD. Riêng tháng 7/2014, giá trị xuất khẩu sang Bỉ đạt gần 13 triệu USD, tăng 54,7% so với tháng 7 năm 2013.
Dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Bỉ vẫn duy trì tăng trưởng cao 30-40% trong năm 2014 với tổng giá trị ước đạt 150 triệu USD.
Các chuyên gia nhận định, xu hướng nhập khẩu thủy sản của Bỉ khá ổn định. Trung bình mỗi năm Bỉ nhập khẩu khoảng 280 nghìn- 300 nghìn tấn thủy sản với giá trị khoảng 2 tỷ- 3 tỷ USD. Tôm chiếm tỷ trọng nhập khẩu cao nhất đạt 25-28%, cá phile đông lạnh chiếm 23-24% giá trị nhập khẩu, cá chế biến 13%, nhuyễn thể chế biến 11% và tôm chế biến 9%. Đây được coi là lợi thế không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Việc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Cảng vụ Zeebrugge (Bỉ) đã ký một dự án thành lập Trung tâm phân phối cá tra Việt Nam tại Bỉ sẽ có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị phần tại quốc gia hơn 11 triệu dân này.
Ông Trương Đình Hòe- Tổng thư ký VASEP- cho rằng, hình thành trung tâm phân phối hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tại Bỉ có thể góp phần minh bạch thị trường, gia tăng giá trị xuất khẩu, mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Để tham gia vào trung tâm phân phối này, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam phải hoàn toàn minh bạch về thông tin để thu hút được người mua hàng. Ngược lại, trung tâm sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về cung cầu trên thị trường để điều chỉnh hoạt động nuôi trồng, mua bán trong nước sao cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh tình trạng “mất mùa được giá” và “được mùa mất giá”.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra, trong năm 2014, công tác kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, vùng nuôi, quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học, môi trường được quan tâm đẩy mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phát triển.

Theo nhiều tiểu thương, giá cua thương phẩm trên thị trường không ổn định như các mặt hàng thủy sản khác, mà thường xuyên biến động và phụ thuộc vào cung cầu của thị trường. Nhưng theo quy luật, hàng năm vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, giá cua thương phẩm lại tăng, thậm chí có thể tăng gấp 1,5 lần.

Do phải “treo ao” ngưng nuôi tôm vì thiếu nước mặn, tình hình dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát trở lại, một số hộ dân tại xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đã mày mò thí điểm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt.

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Từ ngày 1.2, các vùng nuôi tôm trên cát ở các xã Cát Hải (thôn Tân Thắng), Cát Khánh (thôn An Quang Đông) thuộc huyện Phù Cát (Bình Định); các xã Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức (khu vực Xóm Mới), Mỹ Thành (phía đông đường Hưng Lạc - Vĩnh Lợi) thuộc huyện Phù Mỹ bắt đầu thả tôm nuôi vụ 1.2015.

Tuy nhiên, do phát triển tự phát, tôm sú lại là loài mẫn cảm với thời tiết nên hiệu quả sản xuất giảm dần. Từ năm 2006 trở lại đây, một số đối tượng nuôi mới được đưa vào khảo nghiệm, trong đó cá bống bớp đã dần khẳng định giá trị, tính phù hợp và được coi là đối tượng chủ lực trong nuôi trồng thủy sản của huyện. Đặc biệt mô hình nuôi cá bống bớp thả xen tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.