Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở Rộng Thị Phần Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Bỉ

Mở Rộng Thị Phần Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Bỉ
Ngày đăng: 27/08/2014

Yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản đang thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Bỉ là cần thiết.

Từ năm 2009 tới nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Bỉ đạt giá trị trung bình trên 100 triệu USD/năm với các sản phẩm chủ lực như tôm (chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu), cá tra (23%), cá ngừ (7%), mực và bạch tuộc (3%).

6 tháng đầu năm 2014, con số này ước đạt 65 triệu USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái với giá trị xuất khẩu tôm đạt 42 triệu USD, cá tra 11 triệu USD, cá ngừ gần 4 triệu USD. Riêng tháng 7/2014, giá trị xuất khẩu sang Bỉ đạt gần 13 triệu USD, tăng 54,7% so với tháng 7 năm 2013.

Dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Bỉ vẫn duy trì tăng trưởng cao 30-40% trong năm 2014 với tổng giá trị ước đạt 150 triệu USD.

Các chuyên gia nhận định, xu hướng nhập khẩu thủy sản của Bỉ khá ổn định. Trung bình mỗi năm Bỉ nhập khẩu khoảng 280 nghìn- 300 nghìn tấn thủy sản với giá trị khoảng 2 tỷ- 3 tỷ USD. Tôm chiếm tỷ trọng nhập khẩu cao nhất đạt 25-28%, cá phile đông lạnh chiếm 23-24% giá trị nhập khẩu, cá chế biến 13%, nhuyễn thể chế biến 11% và tôm chế biến 9%. Đây được coi là lợi thế không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Việc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)  và Cảng vụ Zeebrugge (Bỉ) đã ký một dự án thành lập Trung tâm phân phối cá tra Việt Nam tại Bỉ sẽ có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị phần tại quốc gia hơn 11 triệu dân này.

Ông Trương Đình Hòe- Tổng thư ký VASEP- cho rằng, hình thành trung tâm phân phối hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tại Bỉ có thể góp phần minh bạch thị trường, gia tăng giá trị xuất khẩu, mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Để tham gia vào trung tâm phân phối này, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam phải hoàn toàn minh bạch về thông tin để thu hút được người mua hàng. Ngược lại, trung tâm sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về cung cầu trên thị trường để điều chỉnh hoạt động nuôi trồng, mua bán trong nước sao cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh tình trạng “mất mùa được giá” và “được mùa mất giá”.


Có thể bạn quan tâm

Sản Xuất Vụ Đông 2014 Từ Truyền Thống Đến Hàng Hóa Sản Xuất Vụ Đông 2014 Từ Truyền Thống Đến Hàng Hóa

Sản xuất trong điều kiện khó khăn, nhưng sản phẩm vụ đông bao giờ cũng cho giá trị kinh tế cao gấp 2-3 lần cây lúa. Xây dựng vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, chuyển từng bước tư duy lẫn hình thức sản xuất của người nông dân từ truyền thống sang hàng hóa trên cơ sở nhu cầu thị trường đang là sự lựa chọn của nhiều địa phương ở Hà Tĩnh…

10/09/2014
Thanh Sơn Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Thanh Sơn Phát Triển Kinh Tế Trang Trại

Từ năm 2012 đến nay kinh tế trang trại của huyện Thanh Sơn đã có sự phát triển rõ nét, số trang trại, gia trại ngày càng tăng cả về số lượng và quy mô hoạt động.

10/09/2014
Năng Suất Giống Lúa Thuần CXT30 Ước Đạt 82tạ/ha Năng Suất Giống Lúa Thuần CXT30 Ước Đạt 82tạ/ha

Vụ mùa năm 2014, HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng Vĩnh Lại phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao đưa vào gieo trồng thử nghiệm giống lúa thuần ngắn ngày CXT30, với quy mô 41,75ha, tại xứ đồng Cầu, Hương Muôi, Vải Đường thuộc khu 14 và 17, xã Vĩnh Lại.

10/09/2014
38 Sản Phẩm Việt Nam Được Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý 38 Sản Phẩm Việt Nam Được Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý

Ngày 9/9, tại triển lãm “Chỉ dẫn địa lý quốc tế 2014” tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cho biết, hiện Việt Nam có 38 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó phần lớn là nông sản, đứng thứ 2 sau Thái Lan trong khu vực ASEAN.

10/09/2014
Chưa Có Lô Hàng Rau Gia Vị Xuất Sang EU Nhiễm Vi Khuẩn Salmonella Chưa Có Lô Hàng Rau Gia Vị Xuất Sang EU Nhiễm Vi Khuẩn Salmonella

Bón vôi cho đất để hạn chế vi sinh vật trong đất; chỉ sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục; thu hoạch sản phẩm không để trực tiếp xuống đất và sàn nhà; nơi tập trung, sơ chế rau phải được cách ly với các động vật; nước rửa rau phải là nước sinh hoạt, phải thay nước thường xuyên để tránh nhiễm bẩn cho rau.

10/09/2014