Mở Rộng Mô Hình Nuôi Cá Kết Hợp Sản Xuất Lúa Ở Nông Cống (Thanh Hóa)

Trong các năm vừa qua, nông dân nhiều xã trên địa bàn huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã phát huy tiềm năng, lợi thế vùng đồng sâu trũng xây dựng các mô hình trang trại nuôi cá nước ngọt kết hợp sản xuất lúa cho hiệu quả kinh tế cao.
Riêng năm 2012, các xã trong huyện như Thăng Long, Tế Lợi, Trung Chính, Minh Nghĩa, Minh Thọ,vv... đã đưa 236 ha vùng đồng sâu trũng vào xây dựng các trang trại nuôi cá - lúa kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài thu nhập từ cây lúa, năng suất cá đạt bình quân 2 tấn/ha/năm, mang lại hiệu quả khá cao cho các hộ nông dân. Hàng chục mô hình trang trại cá - lúa kết hợp chăn nuôi của các hộ như anh Đỗ Đức Thái, Nguyễn Vũ Thế, Nguyễn Văn Cọng (xã Tế Lợi), ông Đỗ Văn Thắm (xã Minh Nghĩa)... cho thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.
Nhằm khuyến khích nông dân trên địa bàn đầu tư mở rộng các mô hình cá nước ngọt - lúa kết hợp chăn nuôi lợn, gà, vịt... trong năm 2013, UBND huyện Nông Cống đã phân công cán bộ, kỹ sư về cơ sở giúp các hộ nuôi tháo gỡ khó khăn. Huyện đầu tư cơ sở hạ tầng như nâng cấp hệ thống thủy lợi, đường giao thông, đường điện vào các trang trại nuôi cá - lúa; chỉ đạo các trại giống trên địa bàn sản xuất các loại cá giống truyền thống như cá trôi, cá trắm, cá gáy... và di ương cá bột bảo đảm chất lượng cung cấp đủ cá giống cho các hộ dân thả nuôi. Đồng thời phối hợp với các ngành liên quan tập huấn, hướng dẫn cách thức xây dựng mô hình trang trại nuôi cá - lúa, chọn giống bảo đảm chất lượng, kỹ thuật nuôi cá trong ruộng lúa theo hướng hiệu quả, bền vững,vv...
Có thể bạn quan tâm

Ông Hồ Văn Tuấn, ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Xuân (huyện Trà Ôn, Vĩnh Long) cho biết, trong vòng một tuần qua giá lúa giảm liên tục, thương lái bỏ cả tiền cọc chạy làng. Đồng lúa chín vàng óng nhưng tiến độ thu hoạch chậm, do rất ít thương lái thu mua.

Thông tin trên được ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp đưa ra tại hội thảo “Triển vọng toàn cầu cây trồng biến đổi gen năm 2014” do Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp (ISAAA) tổ chức vào chiều 3/2.

Tuy nhiên, hợp tác thương mại giữa 2 bên vẫn có một số trở ngại: hạt điều Nigieria có chất lượng còn khiêm tốn so với một số nước châu Phi khác như Ghana, Tanzania…; thanh toán giữa người mua và người bán còn khó khăn; chưa có cơ chế hợp tác để giải quyết các tranh chấp thương mại một cách công bằng và hiệu quả.

Theo hợp đồng đã ký kết, Cty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh chịu trách nhiệm đóng 3 tàu cá bằng vỏ thép cho 3 ngư dân, mỗi tàu dài 25 m, rộng 7,2m với công suất máy chính 880 CV nhãn hiệu Doosan của Hàn Quốc, tổng trị giá 14,835 tỉ đồng. Trong vòng 120 ngày, Cty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh sẽ hoàn thành và bàn giao tàu cá cho ngư dân.

Cty cũng đã giải quyết chế độ chính sách, chăm lo đời sống công nhân chu đáo: Nộp BHXH, BHYT, BHTN trên 147 tỷ đồng; giải quyết gần 59 tỷ đồng tiền ăn giữa ca; chi trả chế độ chính sách lao động nữ 1,65 tỷ đồng; nâng bậc lương cho 798 người; phòng hộ lao động 11,37 tỷ đồng; bồi dưỡng độc hại gần 37 tỷ đồng.