Mở Rộng Diện Tích Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Ở Chí Linh (Hải Dương)

Năm 2013, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học (Sở KHCN Hải Dương) tiếp tục hỗ trợ giống thanh long ruột đỏ và kinh phí làm trụ ở 2 xã: Bắc An và Hoàng Tiến (Chí Linh).
Diện tích được hỗ trợ với quy mô 3 ha và gần 3.000 trụ. Trung tâm hỗ trợ khoảng 75 nghìn đồng/trụ và 50% giá giống.
Trước đó, năm 2010, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học đã trồng thử nghiệm 1 ha thanh long ruột đỏ tại xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) với 16 hộ tham gia. Năm 2012, xã Tân Dân tiếp tục được hỗ trợ trồng cây thanh long ruột đỏ với quy mô 1 ha với 13 hộ tham gia. Nông dân ở các xã như: Lê Lợi, Bắc An, Hoàng Tiến, Tân Dân đều mua giống thanh long ruột đỏ ở xã Hoàng Hoa Thám về trồng, sau đó tự nhân rộng với diện tích hơn 3 ha, hơn 2.000 trụ. Đến nay, thị xã Chí Linh có gần 5 ha thanh long ruột đỏ, trong đó khoảng 2,5 ha đã cho thu hoạch. Một năm, thanh long ruột đỏ cho ra hoa, đậu quả 13-15 lứa, cao gấp đôi thanh long ruột trắng. Bình quân 200 trụ thanh long cho năng suất 2,2 tấn/năm, nông dân thu lãi 60 triệu đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Nâng cao năng lực sản xuất tôm giống và tăng hiệu quả quản lý Nhà nước về chất lượng tôm giống là một trong những vấn đề được thảo luận tại hội nghị triển khai đề án nâng cao chất lượng tôm giống, do Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức vào sáng 29/4.

Theo kế hoạch, năm 2014 huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) sẽ phát triển vùng nuôi tôm công nghiệp 1.100 héc-ta. Tuy nhiên, chỉ mới đến cuối tháng 3, diện tích nuôi tôm công nghiệp của huyện lên đến hơn 1.500 héc-ta, tăng gấp 3 lần so với năm 2013. Hiện nay, nuôi tôm công nghiệp đã trở thành phong trào, lan rộng ở 11/11 xã, thị trấn trong huyện.

VASEP cũng cho biết, các nhà nhập khẩu Nhật đang cân nhắc chuyển qua mua tôm từ Ấn Độ và Indonesia. Điển hình là nhiều nhà nhập khẩu từ Nhật Bản đang tiến hành hướng dẫn nhà máy bên Ấn Độ làm hàng tôm duỗi thay thế cho các đơn hàng đang mua từ Việt Nam.

Gà Đông Tảo có nguồn gốc từ xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nằm trong danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen. Trước đây, gà Đông Tảo thường được dùng để cúng tế hay tiến vua vì thịt gà rất ngon.

Nắng hạn là nguyên nhân chính làm vụ đậu đen đông-xuân ở huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) mất mùa. Năm ngoái năng suất đạt 5 tấn/ha, nay giảm gần một nửa.