Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thuận Nam (Ninh Thuận) Mất Mùa Đậu Đen

Thuận Nam (Ninh Thuận) Mất Mùa Đậu Đen
Ngày đăng: 03/05/2014

Nắng hạn là nguyên nhân chính làm vụ đậu đen đông-xuân ở huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) mất mùa. Năm ngoái năng suất đạt 5 tấn/ha, nay giảm gần một nửa.

Địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất là xã Phước Ninh, nơi có diện tích đậu đen khoảng 60 ha. Nắng nóng gay gắt làm 3 sào đậu đen của anh Đinh Văn Hiên ở thôn Vụ Bổn bị xoăn đọt, không thể tiếp tục cho trái. Anh Hiên, cho biết: “Cũng trên chận ruộng này, năm ngoái sau lần hái trái thứ 3 tôi cho nước vào thu thêm 2 đợt nữa mới kết thúc vụ, nhưng năm nay mới hái 2 đợt là hết trái”. Mất mùa nên cả 3 sào đậu của anh thu được 1 tấn, tính bình quân năng suất đạt 3,3 tạ/sào, thấp hơn năm ngoái gần 2 tạ.

Ảnh hưởng thời tiết khô hạn, năng suất đậu đen của hộ anh Đinh Văn Hiên, ở thôn Vụ Bổn, xã Phước Ninh đạt thấp.

Thông thường “mất mùa thì được giá” nhưng vụ đậu đen năm nay ngược lại. Đầu vụ giá đậu 24.000 đồng/kg, nhưng hiện nay thương lái mua chưa đến 20.000 đồng/kg, trong khi vụ trước hộ trồng bán được 28.000 đồng/kg.

Vụ trước được mùa đậu đen nên năm nay nhiều hộ ở huyện Thuận Nam mở rộng diện tích lên khoảng 150 ha. Đầu tư nhiều nhưng thu lãi thấp khiến nhiều nông dân không còn hào hứng sản xuất vụ tới. Các năm sau thu hoạch vụ đậu đen đông-xuân bà con triển khai sản xuấtngay vụ đậu xanh vụ hè-thu, nhưng nay nhiều diện tích đất màu vẫn còn bỏ trống.

Do mực nước ở các hộ, đập trên địa bàn xuống thấp, nên huyện Thuận Nam chủ trương không sản xuất lúa vụ hè - thu, vì thế các loại cây trồng chịu hạn như đậu, bắp... sẽ là nguồn thu chính của nông dân trong thời gian tới. Để sản xuất có hiệu quả trong mùa khô hạn, huyện đang chỉ đạo bà con làm đất, khi có mưa chủ động gieo hạt.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Trồng Cây Ăn Quả, Nuôi Ong Lấy Mật Làm Giàu Từ Trồng Cây Ăn Quả, Nuôi Ong Lấy Mật

Đến thăm mô hình trang trại trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật của hộ ông Hoàng Văn Tung, xóm Lý Nhân xã Bá Xuyên (T.X Sông Công - Thái Nguyên), chúng tôi cảm phục nghị lực và ý chí của người nông dân chăm chỉ này. Bằng sức lao động của chính mình, vợ chồng ông Tung đã xây dựng lên mô hình kinh tế hiệu quả cho doanh thu xấp xỉ 700 triệu đồng mỗi năm.

25/04/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Hươu Ở Thành Phố Hòa Bình Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Hươu Ở Thành Phố Hòa Bình

Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi hươu của gia đình ông Nguyễn Đức Hải ở xóm Chùa, xã Thống Nhất. Gia đình ông là một trong 3 hộ đầu tiên áp dụng mô hình nuôi hươu trên địa bàn xã. Ông Hải cho biết: Trước đây, gia đình cũng chăn nuôi lợn thả vườn. Song công việc chăn nuôi lợn vất vả, giá thức ăn tăng cao mà giá bán, đầu ra không ổn định nên ông quyết tâm chuyển đổi sang nuôi hươu.

04/11/2013
Nuôi Kỳ Đà Kinh Tế Ở Bến Tre Nuôi Kỳ Đà Kinh Tế Ở Bến Tre

Anh Nguyễn Tấn Khanh, ngụ ở ấp 3 - xã Bình Thới (Bình Đại - Bến Tre) là nhân viên quản lý cửa hàng Quang Minh - chuyên cung cấp thức ăn và thuốc nuôi trồng thủy sản. Tuy bộn bề công việc nhưng với sự nhạy bén, chịu khó học hỏi, anh đã mạnh dạn đầu tư trên 170 triệu đồng xây dựng chuồng trại, mua kỳ đà giống về nuôi.

25/04/2013
Thêm Một Vụ Cà Phê Thất Bát Thêm Một Vụ Cà Phê Thất Bát

Niên vụ trước, bước vào đầu vụ thu hoạch, giá cà phê là 42.000 đồng/kg. Song năm nay, giá đột ngột giảm 6.000-7.000 đồng/kg xuống còn 34.000 đồng/kg. Đây là mức giá cà phê thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

04/11/2013
Hồ Nuôi Cá Mú Hợp Tác Xã Diêm Hải Bị Chết Do Bệnh Hoại Tử Thần Kinh Ở Hà Tĩnh Hồ Nuôi Cá Mú Hợp Tác Xã Diêm Hải Bị Chết Do Bệnh Hoại Tử Thần Kinh Ở Hà Tĩnh

Lãnh đạo Chi cục Thú y vừa cho biết, có 4 ao nuôi cá mú của hai hộ thuộc Hợp tác xã Diêm Hải xã Thạch Bàn huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) bị chết, nguyên nhân được xác định là do bệnh virus gây hoại tử thần kinh (Viral Betanodavirus Nervous Necrosis Viral). Ước tính thiệt hại khoảng 400 triệu đồng.

26/04/2013