Mở Rộng Diện Tích Mía Lên 5.500ha Ở Sông Hinh (Phú Yên)

Ngày 10/1, UBND huyện Sông Hinh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất và điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2011-2012, triển khai nhiệm vụ niên vụ 2012-2013.
Trong niên vụ 2011-2012, Sông Hinh có gần 4.000ha mía, trong đó Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa đầu tư 3.650ha, năng suất bình quân đạt 56 tấn/ha, tăng 2,5 tấn/ha so với niên vụ trước; tổng sản lượng mía nguyên liệu đạt được hơn 221.000 tấn. Về cây sắn, toàn huyện trồng gần 8.000ha, vượt kế hoạch trên 2.600ha; năng suất bình quân đạt 22 tấn/ha, cao hơn vụ trước 2 tấn/ha. Tuy nhiên, do giá mua sắn nguyên liệu giảm mạnh, chi phí đầu vào tăng đã dẫn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất sắn thấp. Mặt khác, việc mở rộng diện tích sắn ồ ạt không theo quy hoạch dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm có thời điểm gặp khó khăn. Các ngành chuyên môn ở huyện đã nhiều lần khuyến cáo nhưng diện tích trồng sắn vẫn tăng, trong khi đó mức độ đầu tư thâm canh cây sắn vẫn chưa được nông dân chú ý.
Từ những kết quả đã đạt được, cũng như những tồn tại hạn chế, huyện Sông Hinh đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong công tác sản xuất, điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2012-2013 với những giải pháp cụ thể: Mở rộng diện tích mía 5.500ha, ổn định diện tích sắn 6.500ha. Vận động nhân dân tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng bằng biện pháp thâm canh. Tăng cường công tác quản lý, điều hành nguyên liệu mía, sắn chặt chẽ, sát địa bàn. Tuyên truyền vận động nhân dân trồng mía, sắn ký kết hợp đồng đầu tư trước khi trồng và cam kết thực hiện bán nguyên liệu theo đúng hợp đồng.
Có thể bạn quan tâm

Nghị quyết giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra, không để dồn vào thời điểm cuối năm; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi; kiên quyết thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Ngày 30-7, UBND tỉnh tổ chức họp với các sở, ngành và địa phương để chỉ đạo một số giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang; định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2020 và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Nằm trong chương trình xóa đói giảm nghèo, dong riềng từ nhiều năm qua đã được chính quyền tỉnh Bắc Kạn coi là cây trồng chủ lực. Nhưng chính sự phát triển ồ ạt đã biến cây này thành gánh nặng nợ nần cho nông dân.

Ông Hoàng cho biết thêm, kể từ ngày 25-8-2014 các doanh nghiệp và cá nhân được vay vốn tới 70% đến 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với thời hạn vay vốn 11 năm và lãi suất phải trả chỉ từ 1% đến 3%/năm, phần còn lại do ngân sách nhà nước cấp bù. Nghị định này được coi là “ cú hích” tháo gỡ những khó khăn cho ngư dân trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, giúp ngư dân mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế biển theo chủ trương của Chính phủ.

Từ thực tiễn sản xuất theo hướng trang trại tổng hợp của một số hộ dân trên địa bàn, huyện Quang Bình (Hà Giang) đã phát động phong trào cải tạo vườn đồi, phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân gắn với xây dựng nông thôn mới.