Mở Rộng Diện Tích Màu Thực Phẩm

Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã xuống giống được gần 45.000 ha màu thực phẩm các loại, đạt 102,9% chỉ tiêu cả năm. Nông dân địa phương đã thu hoạch trên 37.000 ha, với sản lượng khoảng 635.000 tấn rau màu các loại, cung ứng cho thị trường các tỉnh thành phía Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh.
Theo đánh giá, nhìn chung diện tích, sản lượng rau màu đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước, cho thấy nỗ lực của nông dân trong việc phát huy tiềm năng và thế mạnh cây màu trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Hầu hết các huyện, thành, thị đều có truyền thống trồng màu. Những địa phương có diện tích màu tập trung lớn, hình thành các vùng chuyên canh quan trọng: thị xã Gò Công, Gò Công Tây, Chợ Gạo, TP. Mỹ Tho, Châu Thành với nhiều thương hiệu có tiếng như:
Rau má Thân Cửu Nghĩa (Châu Thành), ngò gai Phú Kiết (Châu Thành), ớt Bình Ninh (Chợ Gạo), huệ trắng Tam Hiệp (Châu Thành), bắp lai (Chợ Gạo),...
Gần đây, thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất trên nền đất lúa, phá thế độc canh, tỉnh khuyến khích nông dân đưa cây màu xuống chân ruộng, áp dụng và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất mới: Luân canh lúa + màu, chuyên canh màu, xen canh màu trên ruộng, đã mở ra hướng phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả.
Theo đánh giá, các mô hình trên đều mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ ha trở lên. Nhờ cây màu, nhiều hộ dân đã vượt khó, thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ chịu khó làm ăn và biết chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Đỗ Hữu Bạch ở thôn Đông Phước, xã Hòa An (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) đã thoát nghèo, có thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.

Giống lợn DuDa - S500 là một trong những dòng lợn siêu nạc mới nhất được Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco (Tập đoàn Dabaco Việt Nam) nhập và chọn tạo thành công từ Đài Loan (Trung Quốc). Ưu điểm nổi trội của giống lợn này là tỷ lệ nạc cao, lên tới 64%; khi nuôi từ lúc có trọng lượng 8kg tăng lên 120kg, chỉ mất từ 130 đến 136 ngày, tương đương với giống lợn Duroc Mỹ và Ca-na-đa.

Đi nhiều nơi nhưng khi đến thôn Măng Đen, xã Đăk Long, H.Kon Plông (Kon Tum), ông Tôn Thất Nhị thấy đất phù hợp với khoai tây, hoa lay ơn và chanh dây nên bỏ công sức ra làm, đến nay đã thu quả ngọt.

Người dân ở H.Đông Hòa (Phú Yên) đã biến những cánh đồng trũng thường xuyên bị ngập úng sang trồng sen kết hợp nuôi cá và họ đã giàu lên từ cách làm này.

Sau nhiều năm ấp ủ, anh Phan Văn Hóa (37 tuổi, ở xã Xuân Phước, H.Đồng Xuân, Phú Yên) đã biến vùng đất đồi khô cằn thành trang trại.