Mở Rộng Diện Tích Cánh Đồng Lớn Lên Hơn 60.000 Ha

Theo ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh An Giang đã quy hoạch tiểu vùng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn với quy mô 25.000 ha, sản xuất từ 2 đến 3 vụ/năm, nâng tổng diện tích này trên 60.000 ha/năm.
Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn nhằm nâng cao giá trị hạt gạo, với các vùng nguyên liệu sản xuất tập trung, sản xuất bằng các giống lúa xác nhận, chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Qua đó, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cánh đồng lớn, nông dân sản xuất lúa trong vùng tham gia hợp đồng đều có lợi ích.
Tỉnh An Giang đang thực hiện lộ trình để doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo liên kết với nông dân ở các tiểu vùng quy hoạch xây dựng cánh đồng lớn, dần hình thành các cánh đồng lớn, gắn liền với nhà máy chế biến gạo xuất khẩu và hệ thống kho chứa theo quy định, giúp các doanh nghiệp có đủ điều kiện xuất khẩu gạo.
Trong vụ đông xuân 2013-2014, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai theo mô hình cánh đồng lớn trên diện tích 16.000 ha. Hiện nay nông dân An Giang còn tham gia nhiều mô hình như liên kết sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn với diện tích ngày càng mở rộng.
Theo ông Đoàn Ngọc Phả, thực tế sản xuất từ các mô hình này cho thấy, giá thành sản xuất đã giảm từ 10 đến 20%, tiết kiệm cho nông dân mỗi năm trên 170 tỉ đồng, đồng thời còn nâng cao được chất lượng lúa, gạo xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 10/11, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước (Cà Mau) tổ chức hội thảo chuyên đề một số giải pháp quản lý chất lượng vật tư đầu vào trong nuôi tôm. Trên 100 nông dân nuôi tôm công nghiệp trong huyện tham dự.

Nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi tổng hợp gồm: Thỏ, cá, chim bồ câu, lợn và dê nên nhiều năm nay gia đình ông Nguyễn Văn Thanh, khu Đầu, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi vịt trời lấy thịt và trứng tuy còn mới mẻ nhưng đã mang lại thu nhập khá, ổn định cho bà con nông dân một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Rheo thông tin của Chi cục Thú y tỉnh Long An, trong gần 1 tháng qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện 2 ổ dịch heo tai xanh tại huyện Thủ Thừa và Châu Thành với số heo mắc bệnh là 70 con, số heo chết là 25 con, số heo tiêu hủy là 36 con.

Hiện nay, giá heo hơi trên địa bàn tỉnh An Giang được các thương lái thu mua từ 3,8 – 4 triệu đồng/tạ.