Mở Rộng Diện Tích Cánh Đồng Lớn Lên Hơn 60.000 Ha

Theo ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh An Giang đã quy hoạch tiểu vùng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn với quy mô 25.000 ha, sản xuất từ 2 đến 3 vụ/năm, nâng tổng diện tích này trên 60.000 ha/năm.
Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn nhằm nâng cao giá trị hạt gạo, với các vùng nguyên liệu sản xuất tập trung, sản xuất bằng các giống lúa xác nhận, chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Qua đó, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cánh đồng lớn, nông dân sản xuất lúa trong vùng tham gia hợp đồng đều có lợi ích.
Tỉnh An Giang đang thực hiện lộ trình để doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo liên kết với nông dân ở các tiểu vùng quy hoạch xây dựng cánh đồng lớn, dần hình thành các cánh đồng lớn, gắn liền với nhà máy chế biến gạo xuất khẩu và hệ thống kho chứa theo quy định, giúp các doanh nghiệp có đủ điều kiện xuất khẩu gạo.
Trong vụ đông xuân 2013-2014, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai theo mô hình cánh đồng lớn trên diện tích 16.000 ha. Hiện nay nông dân An Giang còn tham gia nhiều mô hình như liên kết sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn với diện tích ngày càng mở rộng.
Theo ông Đoàn Ngọc Phả, thực tế sản xuất từ các mô hình này cho thấy, giá thành sản xuất đã giảm từ 10 đến 20%, tiết kiệm cho nông dân mỗi năm trên 170 tỉ đồng, đồng thời còn nâng cao được chất lượng lúa, gạo xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Sau một vụ nuôi thất bại, đến nay, nuôi ốc bươu đen đã mang lại cho anh Hảo thu nhập ổn định. Đây cũng là loài dễ nuôi, chi phí thấp, tiêu thụ dễ...

Ruồi vàng là kẻ thù khó xử lý trong trồng cây ăn quả. Tuy nhiên, kẻ thu này đã có cách trị bằng nhà lưới, kết hợp với nuôi ong thụ phấn.

Chàng trai cử nhân xây dựng Tống Trường Giang (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã trụ lại với nghề nuôi ếch, mỗi năm thu lãi 200 triệu đồng.

Đến với xã biên giới Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, khi hỏi về trang trại cà cuống của chị Nguyễn Thị Lan, gần như bà con nơi đây ai cũng biết đến

Bằng đam mê và nhiệt huyết của tuổi trẻ, Chung Thị Mỹ Phương (25 tuổi, ngụ xã Vĩnh Xuân, H.Trà Ôn, Vĩnh Long) khởi nghiệp bằng mô hình nuôi lươn không bùn