Mở Rộng Diện Tích Cánh Đồng Lớn Lên Hơn 60.000 Ha

Theo ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh An Giang đã quy hoạch tiểu vùng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn với quy mô 25.000 ha, sản xuất từ 2 đến 3 vụ/năm, nâng tổng diện tích này trên 60.000 ha/năm.
Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn nhằm nâng cao giá trị hạt gạo, với các vùng nguyên liệu sản xuất tập trung, sản xuất bằng các giống lúa xác nhận, chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Qua đó, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cánh đồng lớn, nông dân sản xuất lúa trong vùng tham gia hợp đồng đều có lợi ích.
Tỉnh An Giang đang thực hiện lộ trình để doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo liên kết với nông dân ở các tiểu vùng quy hoạch xây dựng cánh đồng lớn, dần hình thành các cánh đồng lớn, gắn liền với nhà máy chế biến gạo xuất khẩu và hệ thống kho chứa theo quy định, giúp các doanh nghiệp có đủ điều kiện xuất khẩu gạo.
Trong vụ đông xuân 2013-2014, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai theo mô hình cánh đồng lớn trên diện tích 16.000 ha. Hiện nay nông dân An Giang còn tham gia nhiều mô hình như liên kết sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn với diện tích ngày càng mở rộng.
Theo ông Đoàn Ngọc Phả, thực tế sản xuất từ các mô hình này cho thấy, giá thành sản xuất đã giảm từ 10 đến 20%, tiết kiệm cho nông dân mỗi năm trên 170 tỉ đồng, đồng thời còn nâng cao được chất lượng lúa, gạo xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay trên địa bàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp), bà con nông dân đang thu hoạch lúa đông xuân, đồng thời chuẩn bị vụ lúa hè thu năm 2013.

Suốt những ngày qua, cá trên hồ Bàu Sen (TP Vũng Tàu) chết hàng loạt, nổi trắng mặt hồ. Trước đó, hàng trăm hộ nuôi cá lồng trên sông Chà Và và sông Rạng “tán gia bại sản” vì cá chết không kịp vớt. Nguyên nhân chính đều do hệ thống kênh rạch, sông hồ trên địa bàn thành phố bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Thực hiện mô hình liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp trong việc sản xuất lúa Nhật, nhiều nông dân phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên - An Giang) đã cải thiện kinh tế gia đình và vươn lên khá giả. Hàng năm, Tổ hợp tác sản xuất lúa Nhật cung cấp cho công ty thu mua hơn 500 tấn lúa giống và thương phẩm, thu về lợi nhuận trên 4,5 tỷ đồng.

Thời gian gần đây, khi rộ lên thông tin dịch cúm A (H5N1) bùng phát trên một đàn yến nuôi ở TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), không chỉ những người nuôi yến mà nhiều người dân đang “chung sống” với những ngôi nhà yến ở tỉnh Bình Định cũng đang thấp thỏm lo lắng…

Từ cuối tháng 3 đến nay, do trời nắng nóng nên giá dừa uống nước tăng cao, từ 60.000 đồng/chục (12 trái) lên 90.000 đồng. Dì Ba Thành ngụ ấp Bình Phong (Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang) phấn khởi cho biết: Với giá dừa này, 1,5 công dừa của tôi hiện cho trái, mỗi tháng thu hoạch được khoảng 3 triệu đồng bằng lợi nhuận làm ra từ 4 công lúa suốt hơn 3 tháng trời vất vả.