Mở rộng diện tích cam sành

Kiểm tra sinh trưởng của cam sành trồng mới tại huyện Vị Xuyên.
Chương trình trồng mới cây cam sành tại 3 huyện Vị Xuyên, Quang Bình và Bắc Quang thuộc dự án “Phục hồi cây cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP”
Dự án được tỉnh hỗ trợ cây giống sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao do Trung tâm Giống cây trồng tỉnh cung ứng.
Nhằm đảm bảo diện tích cam sành trồng mới đạt tiến độ và đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật.
Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Giang đã phối hợp Trung tâm Giống cây trồng và các xã, thị trấn tiến hành thẩm định đất đai, cử cán bộ chuyên môn xuống cơ sở hướng dẫn nông dân trồng và chăm sóc cam sành.
Ông Lương Văn Đoàn, Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên, cho biết, cam sành là một trong những cây ăn quả đặc sản và chủ lực của tỉnh, vì vậy, phục hồi và mở rộng diện tích cây cam sành là một trong những chương trình phát triển kinh tế chủ lực của huyện.
Có thể bạn quan tâm

Không để cái đói, cái nghèo khuất phục, anh Hoàng Văn Hồng ở thôn Hà Nội, xã Đại Thành (Hiệp Hòa, Bắc Giang) quyết định ra đầm hoang gần nghĩa địa để đào ao nuôi cá và mở trang trại nuôi lợn.

Do đó các đề án hỗ trợ nông nghiệp, xây dựng NTM sẽ hướng đến việc xây dựng các mô hình liên kết hợp tác, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng thu nhập cho người dân.

Sức mua của các mặt hàng trứng, thịt gia cầm hiện đã giảm sâu nên hầu như nguồn hàng gia cầm sạch thu mua chưa thể đưa ra thị trường. Doanh nghiệp sẽ lưu kho. Thông qua thu mua, doanh nghiệp hỗ trợ người nuôi giữ giá và có thêm chi phí để tái đàn. Hàng cũng được dự trữ để cung ứng ra thị trường với giá ổn định sau khi hết dịch.

Thời gian qua, ngư dân các vùng ven biển ở Bình Định trúng đậm tôm hùm giống. Tôm xuất hiện dày, cộng với cách đánh bắt mới đạt hiệu quả cao nên ngư dân có những chuyến biển thắng lớn.

Huyện Ba Tri (Bến Tre) có khoảng 835 ha đất sản xuất muối. Trong đó tập trung ở các xã Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy và An Thủy.