Mở rộng diện tích áp dụng VietGAP cho chôm chôm và nhãn Tiền Giang

ở xã Tân Phong và 50 ha nhãn (15,03 ha đã chứng nhận và 34,97 ha mở rộng) ở xã Nhị Quí, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; đồng thời hoàn thiện quy trình sản xuất chôm chôm, nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP; Viện Cây ăn quả miền Nam chủ trì thực hiện dự án "Mở rộng diện tích áp dụng VietGAP cho sản phẩm chôm chôm và nhãn ở Cai Lậy, Tiền Giang", dự án do TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng chủ nhiệm.
Sau hơn 3 năm thực hiện, dự án đã đạt được các nội dung và mục tiêu ban đầu đề ra, cụ thể như sau: Tổ hợp tác (THT) sản xuất chôm chôm Tân Phong đã bổ sung mở rộng diện tích áp dụng VietGAP được 54,92 ha, với 80 tổ viên tham gia liên kết sản xuất (vượt hơn kế hoạch ban đầu 4,92 ha).
Tổ hợp tác sản xuất nhãn Nhị Quí đã bổ sung mở rộng diện tích áp dụng VietGAP thành 50,50 ha, với 97 tổ viên tham gia liên kết sản xuất (vượt hơn kế hoạch ban đầu 0,5 ha).
Hai mô hình sản xuất chôm chôm và nhãn đều đạt chứng nhận sản phẩm được sản xuất phù hợp VietGAP tại Việt Nam (Mã chứng nhận THT chôm chôm Tân Phong: VietGAP-TT-12-03-82-0005 và Mã chứng nhận của THT nhãn Nhị Quí: VietGAP-TT-12-03-82-0004 có hiệu lực từ ngày 14/2/2015 - 13/02/2017.
Hoàn thiện quy trình sản xuất (gồm kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, thu hoạch và vận chuyển sản phẩm) chôm chôm, nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đã tổng hợp 03 quy trình kỹ thuật áp dụng hiệu quả vào sản xuất chôm chôm tại Tổ hợp tác chôm chôm Tân Phong và 03 quy trình kỹ thuật áp dụng hiệu quả vào sản xuất nhãn tại Tổ hợp tác nhãn Nhị Quí.
Tổ chức 02 lớp tập huấn về kiểm tra đánh giá nội bộ cho THT chôm chôm và THT nhãn; 10 lớp tập huấn cho nông dân về quy trình thực hành nông nghiệp tốt áp dụng trên chôm chôm và nhãn. Ngoài ra, cơ quan Kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ đã đồng ý cấp mã vùng (Code) nhãn của THT Nhãn VietGAP Nhị Quí liên kết với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu.
Có thể bạn quan tâm

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh phối hợp với xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) triển khai thí điểm mô hình sử dụng thùng nhựa ủ rác hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày chuyển hóa thành phân compost để bón cho cây trồng và bảo vệ môi trường.

Nước mắt của những người trồng cao su chưa kịp khô sau các cơn bão số 10, số 11 thì bão Haiyan lại tiếp tục khiến họ thót tim. Nỗi lo, nước mắt, chuyện tái nghèo… sẽ còn kéo dài nếu người dân cứ mãi đánh cược với “vàng trắng” trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

Huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) có hơn 1.450 ha ca cao trồng xen trong vườn dừa, tập trung nhiều nhất tại các xã Xuân Đông, Hòa Định, Bình Ninh và An Thạnh Thủy. Hiện nay, hầu hết các xã có vườn ca cao đều xuất hiện đàn sóc hoang dã gây hại.

Hiện nay, nông dân canh tác vườn các xã trên địa bàn huyện Tịnh Biên (An Giang) đang thu hoạch xoài sớm, với mức giá bình quân 8.000 đồng/kg. Ông Đinh Văn Được, nông dân xã An Cư, cho biết: “Giá xoài năm nay không cao hơn cùng kỳ, nhưng người trồng cũng có lời từ 2 triệu - 3 triệu đồng/công. Xoài đầu mùa thường có giá cao, khi vào vụ thu hoạch rộ thì giá giảm nhưng vẫn mang lại lợi nhuận”.

Không như những năm trước đây người dân chỉ trồng dưa để phục vụ cho Tết Nguyên đán, hiện nay rất nhiều nông dân trên địa bàn huyện Định Quán (Đồng Nai) đã tiến hành xuống giống dưa để chuẩn bị phục vụ cho dịp Tết Dương lịch 2014.