Mở rộng diện tích áp dụng VietGAP cho chôm chôm và nhãn Tiền Giang

ở xã Tân Phong và 50 ha nhãn (15,03 ha đã chứng nhận và 34,97 ha mở rộng) ở xã Nhị Quí, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; đồng thời hoàn thiện quy trình sản xuất chôm chôm, nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP; Viện Cây ăn quả miền Nam chủ trì thực hiện dự án "Mở rộng diện tích áp dụng VietGAP cho sản phẩm chôm chôm và nhãn ở Cai Lậy, Tiền Giang", dự án do TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng chủ nhiệm.
Sau hơn 3 năm thực hiện, dự án đã đạt được các nội dung và mục tiêu ban đầu đề ra, cụ thể như sau: Tổ hợp tác (THT) sản xuất chôm chôm Tân Phong đã bổ sung mở rộng diện tích áp dụng VietGAP được 54,92 ha, với 80 tổ viên tham gia liên kết sản xuất (vượt hơn kế hoạch ban đầu 4,92 ha).
Tổ hợp tác sản xuất nhãn Nhị Quí đã bổ sung mở rộng diện tích áp dụng VietGAP thành 50,50 ha, với 97 tổ viên tham gia liên kết sản xuất (vượt hơn kế hoạch ban đầu 0,5 ha).
Hai mô hình sản xuất chôm chôm và nhãn đều đạt chứng nhận sản phẩm được sản xuất phù hợp VietGAP tại Việt Nam (Mã chứng nhận THT chôm chôm Tân Phong: VietGAP-TT-12-03-82-0005 và Mã chứng nhận của THT nhãn Nhị Quí: VietGAP-TT-12-03-82-0004 có hiệu lực từ ngày 14/2/2015 - 13/02/2017.
Hoàn thiện quy trình sản xuất (gồm kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, thu hoạch và vận chuyển sản phẩm) chôm chôm, nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đã tổng hợp 03 quy trình kỹ thuật áp dụng hiệu quả vào sản xuất chôm chôm tại Tổ hợp tác chôm chôm Tân Phong và 03 quy trình kỹ thuật áp dụng hiệu quả vào sản xuất nhãn tại Tổ hợp tác nhãn Nhị Quí.
Tổ chức 02 lớp tập huấn về kiểm tra đánh giá nội bộ cho THT chôm chôm và THT nhãn; 10 lớp tập huấn cho nông dân về quy trình thực hành nông nghiệp tốt áp dụng trên chôm chôm và nhãn. Ngoài ra, cơ quan Kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ đã đồng ý cấp mã vùng (Code) nhãn của THT Nhãn VietGAP Nhị Quí liên kết với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng NN&PTNT thôn huyện Thanh Hà (Hải Dương), năm nay vải thiều sẽ bắt đầu cho thu hoạch từ ngày 15-6 đến 15-7, muộn hơn năm ngoái 10 ngày.

Sáng 19/7, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội tổ chức Hội nghị Triển khai chính sách về hỗ trợ lãi suất vay vốn ưu đãi thuộc lĩnh vực trồng trọt, theo Quyết định 16/QĐ-UBND ngày 6/7/2012.

Hiện nay một số địa phương trên địa huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) xảy ra tình trạng tôm bệnh, tập trung tại thị trấn Sịa (4 ha), xã Quảng Phước (3 ha) và xã Quảng Công (1 ha) với số lượng tôm bị bệnh trên 120 vạn con. Trước tình hình trên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện đã cử cán bộ kỹ thuật tiến hành lấy mẫu giáp xác tại các hồ nuôi để kiểm tra các chỉ tiêu môi trường. Kết quả kiểm tra mầm bệnh bằng phương pháp PCR cho thấy các hồ nuôi tôm trên bị nhiễm bệnh vi rút đốm trắng. Để khống chế dịch bệnh, không để lây lan sang các hồ khác, Phòng NN&PTNT huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành lập biên bản đóng cống các hồ nuôi xen ghép tôm cá, tiến hành thả cá ở những hồ này. Đối với những hồ nuôi chuyên tôm, tiến hành xử lý rãi hóa chất Chlorin để tiêu diệt mầm bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật mới tiếp tục thả nuôi.

Một thời gian dài, cây hồ tiêu được xem là cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao của nông dân xã Văn Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, những vườn tiêu hàng nghìn gốc của bà con nơi đây bỗng dưng chết rụi…

Hiện nay có rất nhiều mô hình làm kinh tế của đoàn viên, thanh niên trong huyện Cái Nước (Cà Mau) mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến mô hình nuôi thỏ giống của anh Nguyễn Văn Trạng, Bí thư Chi đoàn ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước.