Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở Hướng Phát Triển Cho Cây Cà Phê Mường Ảng

Mở Hướng Phát Triển Cho Cây Cà Phê Mường Ảng
Ngày đăng: 28/06/2013

Những năm qua huyện Mường Ảng đã và đang phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa tập trung. Trong đó. cây cà phê được huyện xác định là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững.

Ông Hà Văn Quân, Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng, cho biết: Nhờ tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, người dân trên địa bàn dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn những cây mũi nhọn, khuyến khích phát triển, trong đó có cây cà phê.

Hiện cà phê là cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng của huyện, với tổng diện tích hơn 2.500ha, trong đó, cà phê kinh doanh hơn 1.500ha, năng suất 2,2 – 2,3 tấn/ha/năm. Bên cạnh việc đầu tư, chăm sóc, mở rộng diện tích, Mường Ảng còn chú trọng thu hút đầu tư để xây dựng và phát triển các nhà máy chế biến cà phê, nhằm thu mua nguyên liệu và tăng thu nhập cho các hộ dân.

Tuy nhiên, trên thực tế, do giá cà phê phụ thuộc vào thị trường, nên thời gian qua thường xảy ra thực trạng cà phê được mùa nhưng bị tư thương ép giá, ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con; cơ chế ăn chia giữa người dân góp đất với doanh nghiệp chưa rõ ràng; doanh nghiệp liên kết trồng cà phê trên địa bàn chưa thực hiện đúng cam kết ban đầu về thu mua nông sản cho nông dân… nên người trồng cà phê phụ thuộc rất lớn vào doanh nghiệp.

Huyện sẽ chủ động tiến hành xúc tiến các hoạt động thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh, kiếm tìm doanh nghiệp tại các vùng cà phê truyền thống (Tây Nguyên) để hỗ trợ và liên kết thu mua sản phẩm ổn định, giúp nông dân yên tâm phát triển sản xuất.

Xã Ảng Nưa – một trong những xã trồng nhiều cà phê của huyện Mường Ảng, có nhiều hộ dân không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu từ cây cà phê. Gia đình anh Lầu Chồng Lử, bản Củ, xã Ẳng Nưa, là một trong những hộ giàu lên nhờ trồng cây cà phê.

Khi huyện Mường Ảng có chủ trương giao đất phát triển cà phê (theo Dự án Thanh niên xung phong), gia đình anh Lử nhận 2ha đất và vay thêm vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư trồng cà phê. Nhờ cần cù, chịu khó, đến nay, trang trại của gia đình anh Lử cho thu nhập 130 – 150 triệu đồng/năm...

Từ thu nhập của cà phê, anh Lử đã xây dựng được nhà cửa khang trang, con cháu học hành đàng hoàng. Thấy cà phê cho giá trị kinh tế cao, nhiều gia đình trong xã tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích. Cây cà phê đã giúp xã Ảng Nưa thay da, đổi thịt, Ảng Nưa không còn người phá rừng làm nương, đời sống của nhiều hộ gia đình ngày một nâng cao.

Để Mường Ảng giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện đang đẩy mạnh thực hiện xây dựng nông thôn mới; tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhất là các loại cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao, chú trọng thâm canh, chuyên canh, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Tiếp tục đầu tư chăm sóc diện tích cây cà phê hiện có, phấn đấu đến năm 2015 toàn huyện sẽ có 4.000ha cà phê và tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giá cây giống cho nông dân thực hiện phục hồi vườn cây hết thời kỳ kinh doanh.


Có thể bạn quan tâm

Ương Cá Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao Ở Cai Lậy (Tiền Giang) Ương Cá Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao Ở Cai Lậy (Tiền Giang)

Từ khi Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Tiền Giang và Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Cai Lậy triển khai thí điểm các mô hình ương con theo hướng an toàn sinh học đến nay, các mô hình đã đem lại hiệu quả khả quan.

28/05/2013
Chi Bồi Thường Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trên 45,5 Tỉ Đồng Chi Bồi Thường Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trên 45,5 Tỉ Đồng

Theo Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, tính đến đầu tháng 6-2013, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi trên 45,5 tỉ đồng để bồi thường thiệt hại cho gần 70 ao nuôi thủy sản tham gia bảo hiểm nông nghiệp (BHNN); trong đó có 40 ao nuôi cá tra diện tích 11,08 ha bị thiệt hại, với số tiền bồi thường 44,85 tỉ đồng; khoảng 30 ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng số tiền bồi thường trên 900 triệu đồng...

24/06/2013
Nuôi Vọp Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Vọp Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Đó là mô hình của hộ Nguyễn Văn Mừng (ấp La Ghi, xã Long Vĩnh - Duyên Hải - Trà Vinh). Gia đình có 1 ha đất nuôi tôm, trong đó có 2 công đất là bãi bồi. Hiện ông khai thác 2 công đất vốn không hiệu quả kinh tế này để nuôi vọp.

24/06/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Móng Cái Sinh Sản Tại Xã Quang Hiến (Thanh Hóa) Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Móng Cái Sinh Sản Tại Xã Quang Hiến (Thanh Hóa)

Thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, huyện Lang Chánh đã chỉ đạo trạm khuyến nông huyện triển khai mô hình chăn nuôi lợn Móng Cái sinh sản cho 50 hộ gia đình tại xã Quang Hiến (Thanh Hóa).

24/06/2013
Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Chẽm Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Chẽm

Phá thế độc canh con tôm, tận dụng diện tích ao nuôi quanh nhà, nhiều hộ dân trong tỉnh Cà Mau có thêm nguồn thu nhập từ mô hình nuôi cá chẽm. Thức ăn chế biến từ cá chẽm được ưu chuộng tại các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh; vì thế cá chẽm có giá trị cao về kinh tế.

07/12/2012