Mở Hướng Phát Triển Cho Cây Cà Phê Mường Ảng

Những năm qua huyện Mường Ảng đã và đang phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa tập trung. Trong đó. cây cà phê được huyện xác định là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững.
Ông Hà Văn Quân, Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng, cho biết: Nhờ tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, người dân trên địa bàn dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn những cây mũi nhọn, khuyến khích phát triển, trong đó có cây cà phê.
Hiện cà phê là cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng của huyện, với tổng diện tích hơn 2.500ha, trong đó, cà phê kinh doanh hơn 1.500ha, năng suất 2,2 – 2,3 tấn/ha/năm. Bên cạnh việc đầu tư, chăm sóc, mở rộng diện tích, Mường Ảng còn chú trọng thu hút đầu tư để xây dựng và phát triển các nhà máy chế biến cà phê, nhằm thu mua nguyên liệu và tăng thu nhập cho các hộ dân.
Tuy nhiên, trên thực tế, do giá cà phê phụ thuộc vào thị trường, nên thời gian qua thường xảy ra thực trạng cà phê được mùa nhưng bị tư thương ép giá, ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con; cơ chế ăn chia giữa người dân góp đất với doanh nghiệp chưa rõ ràng; doanh nghiệp liên kết trồng cà phê trên địa bàn chưa thực hiện đúng cam kết ban đầu về thu mua nông sản cho nông dân… nên người trồng cà phê phụ thuộc rất lớn vào doanh nghiệp.
Huyện sẽ chủ động tiến hành xúc tiến các hoạt động thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh, kiếm tìm doanh nghiệp tại các vùng cà phê truyền thống (Tây Nguyên) để hỗ trợ và liên kết thu mua sản phẩm ổn định, giúp nông dân yên tâm phát triển sản xuất.
Xã Ảng Nưa – một trong những xã trồng nhiều cà phê của huyện Mường Ảng, có nhiều hộ dân không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu từ cây cà phê. Gia đình anh Lầu Chồng Lử, bản Củ, xã Ẳng Nưa, là một trong những hộ giàu lên nhờ trồng cây cà phê.
Khi huyện Mường Ảng có chủ trương giao đất phát triển cà phê (theo Dự án Thanh niên xung phong), gia đình anh Lử nhận 2ha đất và vay thêm vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư trồng cà phê. Nhờ cần cù, chịu khó, đến nay, trang trại của gia đình anh Lử cho thu nhập 130 – 150 triệu đồng/năm...
Từ thu nhập của cà phê, anh Lử đã xây dựng được nhà cửa khang trang, con cháu học hành đàng hoàng. Thấy cà phê cho giá trị kinh tế cao, nhiều gia đình trong xã tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích. Cây cà phê đã giúp xã Ảng Nưa thay da, đổi thịt, Ảng Nưa không còn người phá rừng làm nương, đời sống của nhiều hộ gia đình ngày một nâng cao.
Để Mường Ảng giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện đang đẩy mạnh thực hiện xây dựng nông thôn mới; tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhất là các loại cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao, chú trọng thâm canh, chuyên canh, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Tiếp tục đầu tư chăm sóc diện tích cây cà phê hiện có, phấn đấu đến năm 2015 toàn huyện sẽ có 4.000ha cà phê và tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giá cây giống cho nông dân thực hiện phục hồi vườn cây hết thời kỳ kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của Cục quản lý thị trường - Bộ Công Thương, có khoảng 50% lượng phân bón lưu hành ở nước ta bị làm giả. Tình trạng đáng báo động này hiện cũng đã lan rộng sang các mặt hàng thuốc thú y thủy sản.

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi huyện Phúc Thọ phát triển khá mạnh cả về số lượng và quy mô, dần đáp ứng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Nuôi thỏ là một nghề rất mới với người dân miền núi, tuy nhiên với quy trình chăn nuôi khép kín từ cung ứng giống, tập huấn khoa học kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm cho người dân, mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ do Công ty cổ phần thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân.

Lâm Đồng là địa phương có nhiều ưu thế để phát triển nhanh các giống gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê… Riêng với con bò, những năm gần đây, Sở NN-PTNT tỉnh và chính quyền các địa phương trong tỉnh đã hỗ trợ nông dân triển khai các chương trình chăn nuôi lớn là Chương trình Sind hóa đàn bò vàng và Chương trình Phát triển giống bò sữa.

Hiện nay, trên địa huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) có 99 hộ đăng ký chăn nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) với 14 loài, gồm: Gấu ngựa, cá sấu, rắn ráo trâu, kỳ đà, rùa đất lớn, rùa núi vàng, cua đinh, cầy vòi hương, heo rừng lai, dúi, nhím… với tổng đàn lên đến 8.628 con.