Mô hình vườn dừa xiêm xanh hiệu quả

Ngày nay, nhiều giống dừa mới có đặc tính nổi trội ra đời, người trồng dừa có nhiều cơ hội để lựa chọn giống dừa có năng suất, chất lượng tốt để canh tác. Điển hình như ông Lê Phước Thạch ở ấp An Hòa, với mô hình trồng dừa xiêm xanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ông Thạch năm nay đã 77 tuổi nhưng vẫn ham thích lao động. Ông trồng dừa xiêm xanh trên 4 công đất vườn sau khi cải tạo diện tích trồng nhãn da bò bị bệnh chổi rồng gây hại.
Dừa xiêm xanh là giống dừa lùn, nếu chăm sóc tốt, sau khi trồng 2 năm rưỡi - 3 năm, cây cho trái; năng suất bình quân từ 140 - 150 trái/cây/năm; trái có vỏ mỏng, da màu xanh, nước có vị ngọt thanh. Ông Thạch cho biết đã mua giống dừa này từ huyện Giồng Trôm về trồng cách đây 4 năm. Vườn dừa được trồng theo quy cách 4x8m, xẻ rãnh để thoát nước vào mùa mưa.
Khi bước vào thời kỳ thu hoạch, ông bón phân hữu cơ hoai mục với liều lượng 40kg/gốc. Cần tăng cường tưới nước cho cây vào mùa nắng, từ 2 - 3 ngày/lần; thường xuyên vệ sinh vườn cây, dọn dẹp nhen, bông mo khô, tàu dừa khô để phòng ngừa kiến vương, đuông dừa gây hại; có sử dụng thuốc hóa học dạng hột rải vào bẹ lá và dưới gốc cây dừa.
Ông Thạch chia sẻ: “Trồng dừa nhẹ công chăm sóc, ít sử dụng phân thuốc, lại cho thu nhập ổn định hàng tháng. Hiện nay, dừa tươi có giá khoảng 40 ngàn đồng/12 trái; có thể bán dừa khô làm giống, có giá cao hơn”.
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn dừa của ông phát triển xanh tốt, cho trái sai và liên tục. Trung bình mỗi năm, với 120 gốc dừa xiêm xanh, ông Thạch thu nhập khoảng 70 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Lâm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Thới cho biết: Thời gian qua, xã đã thành lập Chi hội trồng dừa, có 30 thành viên, sinh hoạt định kỳ hàng tháng, thường xuyên được Hiệp hội Dừa Bến Tre hỗ trợ. Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần thứ IV năm 2015 vừa qua thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân.
Nhà vườn trồng dừa ở huyện Chợ Lách tin rằng, giá trị các sản phẩm từ dừa từng bước được nâng lên, thị trường tiêu thụ dừa ngày càng mở rộng, góp phần làm cho đời sống người trồng dừa được nâng cao, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.

Diện tích nuôi các loại nhuyễn thể ngày một tăng, tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp và các hộ dân đầu tư lớn cho nghề nuôi nhuyễn thể thì nghề nuôi này lại luôn tiềm ẩn nguy cơ bị dịch bệnh, gây thiệt hại nặng nề nếu không được phòng bệnh kịp thời trong quá trình nuôi.

Tại các chợ truyền thống, giá quả tươi đã bắt đầu rục rịch tăng. Cho dù giá thanh long tại các vườn ở tỉnh Bình Thuận đang rớt giá thê thảm, nhưng tại Hà Nội, giá thanh long vẫn tăng không ngừng. Cụ thể, giá thanh long ruột đỏ tại một số chợ hiện được bán 60.000 đồng/kg, thanh long thường có giá 35.000 đồng/kg.

Phú Vang là một trong những xã nghèo của huyện Bình Đại, với diện tích tự nhiên 997ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 641ha, dân số toàn xã 1.184 hộ, trong đó có 189 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 16,13%. Kinh tế chủ yếu là trồng lúa và dừa, tiềm năng về nuôi thủy sản với hình thức xen canh khá mạnh nhưng chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả, chủ yếu là hình thức nuôi nhử tôm, cá từ tự nhiên hiệu quả thấp.

Từ một xã gặp nhiều khó khăn sau khi chia tách, nhưng bằng sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, nên qua 15 năm phát triển, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy đã có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.