Mô Hình V.A.C Thu Nhập Hơn 500 Triệu Đồng/năm

Anh Nguyễn Tường An, ấp Xuân Cầu, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An có 2 ha đất áp dụng mô hình V.A.C mỗi năm thu nhập hơn 500 triệu đồng.
Mặc dù là người đi sau phong trào chuyển đổi cây trồng ở huyện Châu Thành, nhưng mô hình của anh An lại mang hiệu quả kinh tế cao, bởi anh chịu khó nghiên cứu học hỏi ở nhiều mô hình sản xuất trong, ngoài tỉnh, đọc sách báo, tài liệu, dự các lớp tập huấn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của huyện, tỉnh tổ chức để đúc kết kinh nghiệm áp dụng.
Năm 2000 anh chuyển 2 ha đất trồng lúa sang đào mương, xẻ luống trồng thanh long, áp dụng kỹ thuật trồng thưa với khoảng cách 5 mét/gốc để lấy ánh sáng rọi vào gốc, sau khi thu hoạch anh chịu cực đào rãnh nhỏ cách gốc từ 0,6-0,7 mét chung quanh gốc rồi bỏ phân hoá học kết hợp phân hữu cơ bón xuống lấy đất bùn lắp lên phủ gốc, năng suất đạt từ 20-25 tấn trái/ha. Anh tận dụng đất trống giữa các cây thanh long để xen vào trồng rau như đậu bắp, rau muống, rau lang, cải bắp để diệt cỏ dại, làm xốp mặt đất để có nguồn thu thường xuyên.
Đến năm 2005 anh thuê lao động nạo vét mương lấy đất sâu 1,5 mét để bồi lên liếp, cho đất vào gốc thanh long để trữ nước bơm tưới thanh long và sử dụng mương để thả từ 100-150 ký các giống các loại như cá điêu hồng, cá phí, cá chép, cá hường để tận dụng rau vạt cho cá ăn. Năm 2007 anh tiếp tục mở rộng mô hình, lúc đầu chỉ nuôi từ 50-100 con lợn thịt, rồi phát triển lên 250-300 để lấy phân cho cá ăn mà không phải tốn thức ăn cho cá.
Nhờ mô hình kép kín, từ năm 2007 đến nay, mỗi năm anh An xuất chuồng từ 500-600 con lợn thịt, 4-5 tấn cá thịt, gần 50 tấn thanh long, hàng chục tấn rau xanh, trừ chi phí, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm. Đầu năm 2010 anh còn vận động bà con thành lập hợp tác xã trồng và thu mua thanh long của thị trấn Tầm Vu với gần 50 ha. Với cương vị chủ nhiệm hợp tác xã, anh đã huy động bà con trồng thanh long để tạo ra sản lượng ổn định xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù dê ăn tạp nhiều loại rau, lá cây, tuy nhiên, nguồn thức ăn cung cấp cho dê ở thành phố Vĩnh Yên chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Được anh Trần Anh Thơ, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo nghề và bồi dưỡng kiến thức cho nông dân giới thiệu, tôi tìm đến mô hình chăn nuôi dê của gia đình anh Hoàng Minh Nhiệm ở xóm Bầu, phường Liên Bảo.

Thời gian qua, tại Lạng Sơn, cây cà chua đã có thể trồng được quanh năm, nhưng vẫn chủ yếu là trồng vào vụ đông - đây cũng là thời điểm có rất nhiều loại rau quả bán trên thị trường cho nên giá cà chua thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Việc trồng cà chua trái vụ có thể cho giá trị cà chua thương phẩm cao gấp 2 - 3 lần cà chua chính vụ. Mới đây, phòng NN&PTNT huyện Bắc Sơn đã mạnh dạn áp dụng khoa học, kỹ thuật mới vào trồng cà chua trái vụ để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua ở địa phương.

Ngày 3-8-2012, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri (Bến Tre) phối hợp với Công ty TNHH Mai Duy Anh (TP. HCM) tổ chức Hội thảo chuyên đề áp dụng kỹ thuật mới trong chăn nuôi bò thịt.

Mặc dù đã áp dụng những giải pháp từ giới khoa học và các quy trình xử lý ao hồ theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, sau đợt đại dịch tôm sú, hơn 1.100 hộ nuôi tôm tại Trà Vinh vẫn bị thiệt hại do tôm nuôi vụ hai tiếp tục chết trên diện rộng, với tổng diện tích thiệt hại đã trên 1.000 ha.

Sau mùa vụ nuôi tôm kéo dài hơn 6 tháng, nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đang bắt tay vào làm vụ lúa cấy trên đất nuôi tôm. Khắp nơi bà con đang nhanh tiến độ gieo mạ, làm đất để dồn sức cho mùa vụ mới.