Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Xen Gừng Dưới Tán Cây Ăn Quả

Mô Hình Trồng Xen Gừng Dưới Tán Cây Ăn Quả
Ngày đăng: 30/07/2013

Trồng xen canh gừng dưới tán các cây công nghiệp, cây ăn quả như điều, vải thiều tăng thêm nguồn thu nhập, cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Chọn giống: Là khâu quan trọng, chọn giống gừng tàu lá già, da bóng láng, không teo, không bị sâu bệnh.

Thời vụ trồng: Nên trồng vào đầu mùa mưa ( tháng 5 – 6 dương lịch), nhằm đỡ công tưới nước, gừng phát triển tốt.

Đất tơi xốp, háo nước nhưng không chịu úng ngập nên phải lên luống rộng 60cm ( trồng hàng, cách nhau 30 – 40cm) hoặc trên mỗi hàng cây ăn quả lên 1 liếp rộng 1,2m cao 20 – 30cm, liếp cách gốc cây ăn quả 1m, chiều dài tùy theo vị trí đất để trồng 3 – 4 hàng gừng ( hàng cách nhau 40cm, cây cách nhau 30cm). Với đất đồi, có độ dốc có thể trồng xen theo đường đồng mức để chống xói mòn đất.

Cách trồng : Bới hốc 10cm, rắc ít thuốc Basudin để trừ mối, kiến; đặt củ xuống, phủ 4 – 5 cm phân hữu cơ, dùng thùng tưới vòi hoa sen tưới vừa đủ ẩm, sau đó phủ kín 1 lớp rơm rạ dày vừa giữ ẩm cho đất, vừa hạn chế cỏ dại mọc. Thường xuyên tưới đủ ẩm, không để đất khô gừng kém phát triển.

Chăm sóc: Lượng phân cần cho 1000m2: 50kg phân ure + 100kg supe lân (bón lót); 10kg phân kali (bón lót 5kg). Sau trồng 1,5 tháng, pha loãng 2 muỗng phân ure trong bình 20 lít để tưới 2 – 3 lần, cách nhau 4 – 5 ngày/ lần. Khi bụi gừng đẻ 2 – 3 cây con thì bón thúc 7 ngày/ lần liều lượng 5kg ure/1000 m2 bằng cách rải cách gốc 10cm. Mỗi tháng xới xáo, làm cỏ 1 lần, vun gốc cho gừng khi bụi đẻ 4 – 5 nhánh, kết hợp bón thêm phân hữu cơ với đất bột vun vào gốc cây. Lượng phân kali còn lại bón vào tháng 10 âm lịch để cho củ to và chắc. Khi thấy củ gừng trồi lên mặt đất thì tiếp tục vun gốc phủ kín.

Thu hoạch vào tháng 12 và tháng 1 dương lịch, khi thấy lá vàng, cây rũ xuống.


Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi Bò Sữa Những Mô Hình Mới Chăn Nuôi Bò Sữa Những Mô Hình Mới

Lâm Đồng là địa phương có nhiều ưu thế để phát triển nhanh các giống gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê… Riêng với con bò, những năm gần đây, Sở NN-PTNT tỉnh và chính quyền các địa phương trong tỉnh đã hỗ trợ nông dân triển khai các chương trình chăn nuôi lớn là Chương trình Sind hóa đàn bò vàng và Chương trình Phát triển giống bò sữa.

19/04/2014
Dầu Tiếng (Bình Dương) Sẽ Đẩy Mạnh Phát Triển Các Mô Hình Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã Dầu Tiếng (Bình Dương) Sẽ Đẩy Mạnh Phát Triển Các Mô Hình Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã

Hiện nay, trên địa huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) có 99 hộ đăng ký chăn nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) với 14 loài, gồm: Gấu ngựa, cá sấu, rắn ráo trâu, kỳ đà, rùa đất lớn, rùa núi vàng, cua đinh, cầy vòi hương, heo rừng lai, dúi, nhím… với tổng đàn lên đến 8.628 con.

19/04/2014
Hiệu Quả Từ Chăn Nuôi Bò Vỗ Béo Hiệu Quả Từ Chăn Nuôi Bò Vỗ Béo

Từ khi thành lập năm 2012 đến nay, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo tại xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An), đã phát huy hiệu quả. Một số hội viên (HV) nông dân (ND) nhờ số vốn mồi đã có điều kiện làm ăn, vươn lên trong cuộc sống.

19/04/2014
Sản Lượng Mật Ong Giảm 1.500 Tấn Sản Lượng Mật Ong Giảm 1.500 Tấn

Đến nay, mùa vụ khai thác mật ong từ vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã kết thúc. Sản lượng mật ước đạt 900 tấn, giảm 1.500 tấn so với cùng kỳ năm trước.

19/04/2014
Phong Nẫm (Bến Tre) Nhiều Hộ Nuôi Dê Thoát Nghèo Phong Nẫm (Bến Tre) Nhiều Hộ Nuôi Dê Thoát Nghèo

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nghèo.

19/04/2014