Mô Hình Trồng Xen Canh, Luân Canh Lạc, Đậu Tương Với Mía Cho Năng Suất Cao

Ngày 21-5, Trung tâm Chuyển giao Khoa học công nghệ và Khuyến nông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và UBND huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) tổ chức hội nghị đánh giá kỹ thuật trồng luân canh, xen canh lạc và đậu tương với mía tại Thanh Hóa.
Với mục tiêu xây dựng được quy trình xen canh, luân canh bắt buộc một số loại cây trồng với mía tại Thanh Hóa, bảo đảm phát triển bền vững các vùng nguyên liệu tỉnh Thanh Hóa, tháng 9-2012, UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Khoa học và Công nghệ đã giao cho Trung tâm Chuyển giao Khoa học công nghệ và Khuyến nông Hà Nội chủ trì thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình xen canh, luân canh bắt buộc một số loại cây trồng với mía tại Thanh Hóa”.
Đề tài đã được triển khai thực hiện tại 2 huyện trọng điểm về trồng mía của tỉnh là Thọ Xuân và Thạch Thành. Đề tài đã tuyển chọn được một số giống lạc, đậu đỗ cho năng suất cao, thích hợp trồng xen canh, luân canh với mía như: giống lạc L26, giống đậu tương ĐT26, ĐVN14.
Sau khi thăm các mô hình thực nghiệm tại huyện Thạch Thành cho thấy: Đối với mô hình xen canh với mía bằng giống đậu tương ĐT26 cho năng suất thực thu cao nhất đạt 11,3 tạ/ha, mía đạt 75,1 tấn/ha trên chân đất ruộng và đạt 9,5 tạ/ha, mía đạt 63,3 tấn/ha trên chân đất đồi; giống lạc LT26 cho năng suất 17,9 tạ/ha, mía 66,1 tấn/ha trên chất đất ruộng và 15,6 tạ/ha, mía 72,5 tấn/ha trên chân đất đồi.
Đối với mô hình luân canh, trên chân đất ruộng, năng suất mô hình lạc vụ xuân đạt 31 tạ/ha, năng suất đậu tương vụ hè đạt 23,6 tạ/ha, năng suất lạc vụ đông đạt 20,8; còn trên chân đất đồi, năng suất mô hình lạc vụ xuân đạt 27,8 tạ/ha, năng suất đậu tương vụ hè thu đạt 21,6 tạ/ha, năng suất lạc vụ đông đạt 19,1 tạ/ha.
Qua thực tế từ các mô hình, theo các đại biểu tham dự hội nghị, việc thực hiện xen canh, luân canh theo đề tài nghiên cứu không những tăng giá trị trên một đơn vị diện tích mà còn tạo quỹ thời gian để đất tích lũy dinh dưỡng cho vụ sau.
Có thể bạn quan tâm

Lão nông Nguyễn Văn Hưng ở ấp Mỹ Hòa cho biết: “Vụ đông xuân năm trước, tôi làm 7.000m2 lúa OM 5451, bán với giá 5.700 đồng/kg. Năm nay chỉ còn 4.700 đồng/kg; mỗi 1 công lúa (1.000m2) thất thu khoảng 1 triệu đồng. Trừ tất cả các chi phí thì lời không nhiều”.

Macadamia còn được gọi là cây Maca, đang được các phương tiện truyền thông ở nước ta coi là "cây trồng tỷ đô", hoặc "cây hoàng hậu" bị nông dân "hững hờ". Vậy, giá trị và giá cả thực tế của cây này ra sao, khả năng phát triển ở Việt Nam như thế nào?

So với cùng thời điểm năm ngoái, lượng khách hàng mua rau tăng khoảng 5% và giá cả chưa có nhiều biến động so với ngày thường. Hiện tại, HTX bán rau bắp cải với giá 3-4 nghìn đồng/kg, su hào 5 nghìn đồng/kg, khoai tây 9 nghìn đồng/kg... Với mức giá này, bình quân mỗi sào rau màu xã viên thu lãi từ 3-5 triệu đồng đối với mỗi sào củ, quả.

Theo đó, mô hình được thực hiện trên cánh đồng thuộc 2 xóm An Thành và Trung Thành, thu hút trên 100 hộ nông dân tham gia. GS9 là giống lúa lai 3 dòng, được nghiên cứu và lai tạo bởi sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với tập đoàn SL Agritech (Philipinnes) có nhiều ưu điểm như: sức sinh trưởng và phát triển tốt, cứng cây, bông dài, ít sâu bệnh. Đặc biệt, có thể gieo cấy được cả ở vụ xuân và vụ mùa, cho năng suất cao.

Để đạt kế hoạch đề ra, huyện chỉ đạo các xã chuẩn bị quỹ đất, ra quân nạo vét kênh mương, tu bổ các công trình thủy lợi, tạo nguồn nước tưới cho các loại cây trồng; các HTX thực hiện tốt các khâu dịch vụ về cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân...