Mô hình trồng rau theo công nghệ kết hợp tăng năng suất, giảm công chăm sóc

Hộ trồng rau của ông Nguyễn Văn Thanh (xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) được chọn thực hiện dự án với vốn đầu tư 175 triệu đồng trên diện tích trồng 1.000m2.
Trong đó, 50% vốn do chủ vườn đầu tư, 50% vốn do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN hỗ trợ.
Sau hơn 1 năm triển khai, theo đánh giá của Sở KH-CN, mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng rau và có thể nhân rộng cho nông dân trên địa bàn tỉnh.
Trồng rau theo mô hình kết hợp phân bón khoáng chất Nano của Đức, hệ thống lưới ngăn côn trùng nguy hại và công nghệ tưới nhỏ giọt Israel theo hướng VietGap tại hộ ông Nguyễn Văn Thanh.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, mô hình này giúp người trồng rau giảm đáng kể công chăm sóc.
Ví dụ, với diện tích 1.000m2 trồng rau, các nhà vườn phải sử dụng 10 công nhân, làm việc liên tục 8 - 10 tiếng/ngày. Nhưng trồng hành và rau theo mô hình mới chỉ cần 1 công nhân.
Hệ thống tưới nhỏ giọt Israel tự động phun nước nhỏ giọt nên cây rau luôn đủ độ ẩm, không mất công tưới. Hệ thống lưới ngăn giúp giảm đến 90% côn trùng gây hại, giúp nhà vườn giảm được khoảng 60% lượng thuốc bảo vệ thực vật và giảm công phun thuốc.
Do đó, rau khi thu hoạch đều đạt tiêu chuẩn theo hướng VietGap.
Đặc biệt, năng suất rau trồng theo mô hình này cũng tăng lên đáng kể.
Chẳng hạn, 1 luống rau xà lách hoặc hành lá nếu trồng bằng phương pháp thông thường chỉ thu hoạch được 50kg, nếu trồng theo phương pháp này thì sản lượng có thể tăng thêm được 20 - 25kg/luống.
Có thể bạn quan tâm
Liên tục các vụ sản xuất lúa gần đây, nông dân ở xã Long Khánh A và Long Khánh B (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) “đau đầu” khi xuống giống xong, lúa không đâm chồi, chết cây giai đoạn mạ hoặc một số diện tích khác khi trổ chín bị rụt bông, không thu hoạch được.
Với đặc tính hạt màu vàng cam, dạng nửa đá, múp đầu, sâu cay, hạt to nặng, SSC 2095 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của nông dân.

Cây đinh lăng thường được trồng làm cảnh, lấy lá ăn sống hoặc dùng trong đông y; giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều thương lái đi mua gom cây đinh lăng với giá cao khiến loại cây này trở nên khan hiếm. Vì sao?

Ở tỉnh Bình Định, mì là một cây màu chủ lực, với diện tích trên dưới 10.000 ha/năm.Thu nhập từ cây mì là nguồn thu nhập đáng kể của hàng ngàn hộ nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo... Tuy nhiên, năng suất mì ở tỉnh ta chưa cao (khoảng 24,3 tấn/ha năm 2014), hàm lượng tinh bột thấp và độ đồng đều không cao; nguy cơ bạc màu, xói mòn rửa trôi đất trồng vẫn tiềm ẩn.

Nông dân tại nhiều quận, huyện TP Cần Thơ bước vào vụ thu hoạch lúa hè thu 2015 và trúng mùa khi hầu hết các trà lúa hè thu sớm thu hoạch cho năng suất rất cao. Nông dân cũng đang có nhiều thuận lợi trong thu hoạch lúa nhờ đẩy mạnh cơ giới hóa vào đồng ruộng…