Mô hình trồng rau ngót dưới tán cây hồ tiêu

Mô hình đã được ông Khoa áp dụng hơn 4 năm nay. Điều khá bất ngờ là từ khi trồng rau ngót, vườn tiêu nhà ông ngày càng thêm xanh tốt và cho năng suất cao hơn mọi năm do cây tiêu hưởng được nguồn phân và nước từ việc chăm sóc cây ngót. Bên cạnh lợi nhuận thu được từ hạt hồ tiêu, mỗi năm gia đình ông còn thu hoạch được 6 - 7 vụ rau ngót. Mỗi đợt thu hoạch, vườn ngót nhà ông cho năng suất đạt được trên 2 tấn. Chỉ tính giá bình quân từ 5.500 - 5.700 đồng/kg rau ngót như hiện nay, mỗi vụ gia đình ông thu lợi trên 10 triệu đồng.
Ông Khoa cho biết, khi trồng cây ngót, cần chọn những đoạn thân, cành bánh tẻ cắt thành hom dài 10 - 15cm để trồng. Mỗi hốc đặt 2 đoạn cành nằm nghiêng, vùi đất sâu 2/3 rồi lấp kỹ để cây nảy nhiều chồi. Khi cây rau ngót đã lên xanh tốt thì cứ cách 5 - 7 ngày tưới một lần bằng cách dùng phân chuồng hoai mục + 3% đạm urê pha loãng tưới đẫm vào gốc sau khi đã làm cỏ và xới đất và chỉ 50 ngày sau là có thể cắt hái được lứa đầu tiên, sau đó tiếp tục chăm sóc các lứa tiếp theo có thể thu hái từ 35 - 40 ngày/lần. Đến thời điểm cuối năm, vào tháng 11 - 12, khi thấy cây đã cao, lá hơi vàng và ít lá, là thời kỳ cây ngừng sinh trưởng, cần dùng dao, kéo sắc cắt sát gốc 5 - 7cm rồi tỉa thưa bớt các gốc già, sau đó bón thêm nhiều phân chuồng, phân hữu cơ đã được ủ hoai mục với một ít đạm, lân, kali trộn đều, lấp đất lại và tưới đủ ẩm để qua xuân cây lại lên các đợt chồi mới khỏe hơn, vườn rau ngót lại được trẻ hóa, sung sức hơn.
Cung theo ông Khoa, rau ngót có thể thu hoạch liên tục trong khoảng 5 - 7 năm mới phải trồng lại nếu được chăm sóc tốt. Khi ruộng rau đã già cỗi thì cắt đốn toàn bộ để trồng lại vào tháng 5, tháng 6 trước khi mùa mưa đến là thời điểm tốt nhất trong năm vì cây nhanh ra rễ và đỡ tốn công tưới. Hiện, gia đình ông có thu nhập quanh năm, không phải mượn ăn trước rồi trông chờ vào vụ thu hoạch tiêu như mọi năm. Từ ngày có thêm thu nhập từ việc bán rau ngót, kinh tế gia đình ông Khoa cũng dần khá lên, ông mạnh dạn đóng góp một lần 30 triệu đồng cho khoản tiền xã hội hóa giao thông nông thôn.
Tham quan mô hình trồng rau ngót dưới tán tiêu của nhà ông Khoa, nhiều nông dân trong vùng nhìn nhận: mô hình này trồng chơi mà ăn thiệt nên sẽ về áp dụng trồng trên vườn tiêu nhà mình để nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích gần 8.000m2 đất lúa, gia đình anh Nguyễn Văn Song (ấp Hà Đức, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) áp dụng khoa học- kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, nên lợi nhuận mang lại khá cao, đời sống gia đình luôn đủ ăn, khấm khá dần lên.

Trước thông tin tăng giá sữa của nhiều DN sữa hiện nay, nhiều nông dân vùng nguyên liệu sữa Mộc Châu (Sơn La) cho biết, giá sữa thu mua không thay đổi.

Xuất thân trong một gia đình nông dân, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Nguyễn Thanh Thảo, ở ấp 1A, thị trấn Một Ngàn trở về địa phương gặp không ít khó khăn. Lúc đầu anh phải đi chạy xe khách để kiếm tiền trang trải cuộc sống, nhưng những dự tính về phát triển kinh tế gia đình luôn thôi thúc nên anh đã mạnh dạn đầu tư mô hình kinh tế trang trại. Đối tượng anh lựa chọn là ba ba thương phẩm để đón đầu những yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tại Đăk Lăk, nơi chiếm giữ 1/3 diện tích cà phê cả nước, tái canh vẫn đang là chuyện của riêng nông dân, trong khi doanh nghiệp, chính quyền còn đứng ngoài cuộc.

Với sản lượng tôm thu được từ đánh bắt và nuôi trồng hơn 15 ngàn tấn, tăng 7% so với cùng kỳ, nguồn tôm nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến thủy sản của Bạc Liêu đã giảm căng thẳng so với tháng 1-2013. Các nhà máy chế biến xuất khẩu được hơn 3.640 tấn, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 30 triệu USD, riêng tháng 2 xuất khẩu thủy sản đạt trên 16 triệu USD, cao nhất trong vài năm trở lại đây.