Mô hình trồng ổi Đài Loan xen canh dừa xiêm

Trên diện tích gần 2 sào, mấy năm qua anh Nguyễn Văn Tánh – nhà ở thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp thử nghiệm nhiều giống cây trồng khác nhau để tìm hướng canh tác hiệu quả. Đầu năm 2014, anh quyết định xuống miền Tây tham quan các mô hình nông nghiệp tiêu biểu ở đây. Sau đó, anh quyết định chọn giống ổi Đài Loan về trồng thử nghiệm. Khác với những cây trồng trước đó, đối với cây ổi, anh Tánh không trồng độc canh mà quyết định xen canh cùng lúc xuống giống cây dừa xiêm. Đến nay, sau một năm trồng, mô hình ổi Đài Loan kết hợp dừa xiêm mang lại hiệu quả cao.
Theo anh Tánh, cứ khoảng một tuần là cây ổi Đài Loan lại cho thu hoạch một lần. Với 110 gốc ổi, bình quân mỗi tháng anh thu hoạch gần 5 tạ ổi. “Giá thành bán tại vườn của giống cây này dao động gần 10.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ cũng khá tốt nhờ vào đối tượng khách du lịch và nhu cầu tại địa phương. Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng ổi Đài Loan cũng khá đơn giản, chỉ cần chú ý 2 yếu tố chính là nước và phân bón. Riêng về các bệnh trên trái như ruồi đục, rầy trắng… cũng không ảnh hưởng nhiều đến ổi, bởi sau 2 tháng các trái được bao nylông để cách ly sâu bệnh.
Anh Trần Minh Quân – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp cho biết: Nhiều năm qua bà con chỉ canh tác độc canh cây dừa xiêm trên vùng đất cát, ít có xen canh để tăng thu nhập. Tuy nhiên một, hai năm trở lại đây thì việc xen canh đã được nông dân quan tâm. Và mô hình trồng ổi Đài Loan kết hợp với dừa xiêm là một mô hình mới. Qua đánh giá, mô hình này đang cho hiệu quả kinh tế cao. Thời gian đến, chúng tôi sẽ nghiên cứu, đánh giá thêm và có khả năng cho nhân rộng mô hình này.
Mô hình trồng cây dừa xiêm xen canh ổi Đài Loan được đánh giá cao nhờ vào yếu tố lấy ngắn nuôi dài và tận dụng tốt quỹ đất trống. Người trồng có thể sử dụng khoảng không gian giữa hai cây dừa để xuống giống một gốc ổi. Và cứ sau 5, 6 tháng là ổi bắt đầu cho trái liên tục. Đến năm thứ 4, khi bắt đầu thu hoạch dừa xiêm thì cũng là lúc giống ổi này hết tuổi thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Nằm ở nơi được xem là xa xôi nhất của TP.Hồ Chí Minh, nhưng Chi hội Nông dân ấp Doi Lầu (xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ) lại trở thành điểm sáng của thành phố trong việc hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp.

Nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội NDVN (14.10.1930-14.10.2015), cùng Dân Việt nhìn lại những cột mốc đáng nhớ của Hội NDVN với những thành tích đáng ghi nhận và tự hào.

Nhà phát minh nông dân Trương Thanh Khoan sau khi phát hiện được một loài kiến làm tổ trên cây dó đã bắt đầu nghiên cứu tập quán sinh sống của kiến, thuần dưỡng kiến, làm “chuồng” gỗ nuôi kiến, trồng cây lấy lá cho kiến ăn và cho kiến uống nước dừa.

Thu nhập tăng, điều kiện sống thay đổi, thêm nhiều cơ hội tiếp xúc khoa học kỹ thuật, giáo dục..., chất lượng sống người dân vùng nông thôn TP.HCM đã được nâng cao rõ rệt những năm qua.

Sở hữu "thân hình" nặng tới 854kg, chiều cao 1,37m, chu vi hơn 5,2m, trái bí ngô của cặp anh em sinh đôi nhà Paton đã chính thức trở thành "quái vật" bí ngô có cân nặng khủng nhất vương quốc Anh.