Mô Hình Trồng Mía Trên Bờ Vuông Tôm

Nhiều nông dân ở xã Trí Phải (H.Thới Bình, Cà Mau) có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm nhờ tận dụng bờ bao vuông tôm để trồng mía.
Ông Nguyễn Văn Sự, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trí Phải, cho biết qua thử nghiệm, giống mía ROC 16 phát triển rất tốt trên đất bờ vuông tôm nên ngày càng có nhiều hộ dân trong xã tận dụng bờ vuông tôm trồng mía.
Đơn cử như hộ ông Trần Thanh Nam, ở ấp 6. Năm 2011, ông Nam trồng thử nghiệm khoảng nửa công mía trên đất bờ vuông tôm, đến cuối năm thu hoạch bán được được hơn 8 triệu đồng. “Thấy gia đình thằng bạn trồng mấy bụi mía trên bờ vuông tốt quá chừng nên tôi bèn dọn cỏ, xới đất bờ vuông trồng thử. Ai dè làm chơi, ăn thiệt. Vậy mà từ trước tới giờ mình bỏ đất hoang không trồng mía, uổng ghê! Năm nay gia đình tôi trồng mía và bí rợ hết đất bờ vuông của mình”, ông Nam nói.
Năm nay, gia đình ông Nguyễn Khải Hoàng (cũng ở ấp 6) vui như hội vì có thêm 30 triệu đồng từ 2.000 m2 mía trồng trên bờ vuông tôm. Ông nói: "Mỗi năm, 2 ha đất nuôi tôm của gia đình cho thu nhập chỉ khoảng 60 triệu đồng từ tiền bán tôm. Trong khi chỉ một vụ mía, gia đình tôi đã có thu nhập đến 30 triệu đồng. Như vậy, so với độc canh con tôm, hoặc trồng lúa trên đất muôi tôm thì cây mía mang lại thu nhập cao hơn. Ngoài ra, nếu trồng mía trên bờ vuông còn khỏi phải tốn tiền mướn dọn cỏ”.
Cà Mau là tỉnh có diện tích đất nuôi tôm lớn nhất nước. Diện tích đất bờ vuông tôm bỏ trống cũng rất nhiều. Đây thực sự là tiềm năng lớn cho phát triển diện tích mía và hoa màu cũng như cây mía, tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân.
Tới đây, ắt hẳn mô hình trồng mía trên bờ vuông tôm của nông dân xã Trí Phải sẽ được bà con nông dân các địa phương khác học hỏi, áp dụng để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, Hà Nội có trên 2.000 thú y viên. Với lực lượng khá đông như vậy, đã góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và kiểm soát giết mổ, đảm bảo ATTP trên địa bàn TP.

Năm nay tổng diện tích gieo trồng vụ thu – đông của huyện Mường Chà là 250ha, tập trung vào 3 giống cây chủ lực: ngô, lạc và đậu tương. Diện tích cây vụ thu – đông nhiều nhất tập trung ở xã Mường Mươn với 120ha, chủ yếu là ngô; diện tích còn lại rải rác ở các xã: Na Sang, Sá Tổng và Pa Ham.

Không chỉ mỗi hộ của anh Mạnh “dở khóc dở cười” vì cây cao su mà còn có khoảng gần 30 hộ dân khác-với diện tích hàng trăm ha cao su đã và đang tiến hành chặt bỏ để chuyển sang trồng cà phê, tiêu bởi cùng một lý do là cây đến kỳ thu hoạch nhưng lại không có mủ hoặc có nhưng rất ít.

Giống là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng của sản xuất nông nghiệp, quyết định đến năng suất, sản lượng cây trồng. Vì vậy, trước mỗi vụ sản xuất, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đều phối hợp với chính quyền các địa phương để chủ động nguồn giống tốt cung ứng cho nông dân vụ đông - xuân năm 2014 - 2015; khâu cung ứng giống trong sản xuất cũng được cũng đặc biệt chú trọng.

Huyện Bình Tân (Vĩnh Long) hiện có gần 10.000ha khoai, nhưng cho đến nay chưa có bất kỳ một doanh nghiệp nào ở địa phương đứng ra thu mua và xuất khẩu khoai lang. Do vậy, các lái Trung Quốc quyết định toàn bộ về giá cả, mua nhiều, mua ít...