Mô Hình Trồng Mía Bằng Cách Bón Bã Bùn Sấy Khô

Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã xây dựng được 3 điểm thí nghiệm bón bã bùn sấy khô (một loại phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất) với diện tích thực hiện khoảng 5.000m2/điểm ở 3 xã thuộc vùng nguyên liệu của Casuco.
Ba xã đó là Vị Tân thuộc (thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang); xã Vĩnh Hòa Hưng Nam (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) và xã An Thạnh 2 (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng).
Ông Nguyễn Hoàng Ngoan - Phó Tổng giám đốc Casuco cho biết: Việc dùng bã bùn khô bón cho mía, nhằm mục đích cải tạo đất cho vùng trồng mía lâu năm, nhất là ở các vùng đất bị nhiễm phèn nặng, giảm được lượng phân đạm và tăng năng suất mía. Thời gian qua, Công ty cũng đã có thực hiện thí điểm mô hình này ở huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) và kết quả đạt được rất tốt.
Hiện Casuco đã hỗ trợ không hoàn lại mía giống, phân vô cơ và phân bã bùn cho người dân với tổng chi phí gần 25 triệu đồng. Các điểm thí nghiệm mía đang phát triển tốt. Casuco tiếp tục theo dõi và đánh giá hiệu quả của phân bã bùn trong việc nâng cao năng suất và chất lượng của cây mía. Khi các điểm thí nghiệm đạt hiệu quả, Công ty sẽ tổ chức tham quan, hội thảo đầu bờ để nhân rộng mô hình cho bà con cùng thực hiện.
Mục đích của việc thực hiện các điểm thí nghiệm này là nhằm thay đổi tập quán sản xuất của người trồng mía, chuyển dần từ thói quen chỉ sử dụng phân vô cơ đơn thuần, kết hợp sử dụng phân vô cơ với phân hữu cơ nhằm tiết kiệm phân bón. Từ đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cho cây mía, đảm bảo duy trì được dinh dưỡng cho đất trong quá trình canh tác./.
Có thể bạn quan tâm

Không riêng gì gia đình anh Trạng, rất nhiều bà con trong vùng có nguồn thu nhập cao nhờ nuôi sò. Có hộ nuôi thành công nhiều năm nay và được bà con địa phương đặt cho cái biệt danh thật thân thương gắn liền với con sò. Ông Tám "sò" (ông Nguyễn Văn Tám, một trong những người nuôi sò đầu tiên ở Cái Nước) đã xây được nhà cửa khang trang. Cũng nhờ nuôi sò, ông mua thêm được 5 công đất.

Huyện đã triển khai thực hiện hàng loạt các quy hoạch liên quan như: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản huyện Đầm Hà đến năm 2020, định hướng 2030; quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch chi tiết khu nuôi trồng thuỷ sản bãi triều xã Tân Bình; quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản an toàn…

Tết năm nay trên quê hương Năm Căn (Cà Mau) sẽ có nhiều đổi mới. Dọc theo những con đường bê-tông về các xã, đi vào từng ấp, hai bên đường cây ăn trái được trồng xen canh. Đây là chủ trương của huyện vận động Nhân dân tận dụng đất trống vườn nhà trồng rau màu, cây ăn trái. Phía sau những vườn cây, rau màu là những đầm tôm, rừng đước mênh mông.

Âu thuyền Thọ Quang những ngày cuối năm nhộn nhịp hẳn lên. Trên các cầu cảng, ngư dân khẩn trương vá lưới, buộc chì, buộc phao. Dưới tàu, các máy trưởng kiểm tra lại máy móc, các thiết bị liên lạc, máy dò cá… chuẩn bị sẵn sàng trước giờ vươn khơi. Trên các cầu cảng, nhiều xe chở dầu, lương thực, thực phẩm, nước uống đậu kín chờ bốc xuống tàu.

Trong 2 năm 2013-2014, Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An đã thực hiện thành công dự án “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chiên trong lồng bè trên thủy vực lớn” cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng mới cho việc bảo tồn, phát triển các loài thủy sản bản địa có giá trị, đồng thời khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước của các hồ chứa.