Mô hình trồng khổ qua cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Bình Thành (An Giang)

Điển hình là hộ ông Phan Văn Đường, ngụ ấp Kiên Hảo, xã Bình Thành đã mạnh dạng chuyển từ sản xuất độc canh cây lúa sang trồng cây khổ qua.Nhận thấy khổ qua có đặc tính sinh trưởng rất tốt, ít nhiễm sâu bệnh, sản lượng trái cao, thời gian thu hoạch nhanh.
Từ đó, ông quyết định cải tạo 1000m2 đất, lên lếp và xuống giống trồng khổ qua. Theo ông Đường, chi phí đầu tư trồng khổ qua ban đầu thấp, với khoảng 3 đến 4 triệu đồng ông mua cây làm giàn leo cho khổ qua.
Sau 34 ngày xuống giống ông bắt đầu thu hoạch kéo dài đến 45 ngày kết thúc. Vào thời điểm thu hoạch, mỗi ngày gia đình ông hái từ 100 – 150kg /1.000m2, bán với giá bình quân từ 5.000 – 6.000 đồng/1 kg. Sau khi trừ tri phí ông còn thu lợi nhuận khoảng 10 - 15 triệu đồng.
Hiệu quả mà cây khổ qua mang lại đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

So với cùng kỳ năm trước, giá ruốc khô năm nay giảm hơn từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Song, nhờ thời tiết thuận lợi nên ngư dân khai thác có hiệu quả và thu lãi cao.

Giá bán hiện nay khoảng 18.000 đến 20.000 đồng/1 kg cho thương lái mua phơi khô. Đầu năm mới, trúng mùa ruốc đỏ đem lại niềm vui cho bà con ngư dân địa phương.

Nếu như các năm trước, cá ngừ có mức tăng trưởng kim ngạch cao nhất trong nhóm hàng thủy sản xuất khẩu, thì năm 2013 lại bị giảm đến hơn phân nửa. Cá ngừ - mặt hàng thế mạnh trong xuất khẩu của thủy sản Khánh Hòa đang gặp khó khăn và rất cần một hướng đi mới.

Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn được xem là đầu mối cung cấp thịt heo chủ lực cho thị trường TP.HCM với hơn chục triệu dân với cách giao dịch khá hiện đại.

Tin từ Chi cục Thú y Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh có 178 trang trại được Cục Thú y cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh, trong đó có 94 trại gà và 84 trang trại nuôi heo. Các trang trại được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh đa số là sản xuất giống heo, gà và nuôi gà đẻ trứng.