Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình trồng dưa hấu theo hướng hữu cơ sinh học tại Tân Trụ

Mô hình trồng dưa hấu theo hướng hữu cơ sinh học tại Tân Trụ
Ngày đăng: 31/10/2015

 Qua khảo sát thực tế trong mỗi vụ dưa, bà con nông dân phun đến 20 - 30 lần các loại thuốc.

Vào tháng 7 vừa qua, Trạm Khuyến nông Tân Trụ đã thực hiện một điểm trình diễn "Thâm canh dưa hấu theo hướng hữu cơ sinh học" tại ấp 4, xã Lạc Tấn trên quy mô 1,2 ha.

Anh Nguyễn Văn Đoàn, chủ hộ cộng tác làm điểm trình diễn được hướng dẫn và trực tiếp áp dụng quy trình, trong đó ngân sách của huyện hỗ trợ cho anh toàn bộ chi phí hạt giống và 30% chi phí phân hữu cơ vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật sinh học để thay thế một phần phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

Được biết, các sản phẩm phân và thuốc có nguồn gốc sinh học sử dụng tại ruộng dưa hấu của anh Đoàn có khá nhiều loại, trong đó các chế phẩm nấm Trichoderma và nấm xanh Ometar được anh Đoàn đánh giá cao và hiệu quả. Anh nhận xét khi sử dụng nấm Trichoderma thì cây con đạt tỷ lệ sống rất cao nên ngoài việc giảm lượng giống và bớt công dặm, giảm bệnh cháy lá, chạy dây nên so với mọi năm, tiền mua thuốc bảo vệ thực vật giảm đáng kể. Chế phẩm nấm xanh Ometar cũng đem lại lợi ích tương tự.

Khuyến cáo người trồng dưa hấu và các loại cây trồng khác theo hướng sinh học là mục tiêu rất cần phổ biến rộng rãi vì cải thiện quy trình canh tác theo hướng hữu cơ sinh học không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân mà về lâu dài còn giúp bảo vệ môi trường, giữ gìn độ phì nhiêu đất, giảm nguy cơ độc hại đối với người sản xuất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dưa hấu.


Có thể bạn quan tâm

Bấp Bênh Nghề Nuôi Thỏ Bấp Bênh Nghề Nuôi Thỏ

Trong những năm gần đây, tại Tây Ninh, nhiều người dân đổ xô mua thỏ về nuôi, kiếm thêm thu nhập. Thời điểm cách đây chừng 5 năm, thỏ có giá, nhiều gia đình có lãi lớn khi nuôi thỏ. Hộ ít nhất cũng dư được 3 triệu đồng, hộ nhiều nhất cũng vài chục triệu đồng mỗi tháng. Thế nhưng, hiện nay, nghề nuôi thỏ đang rất bấp bênh về thị trường, giá cả lên xuống thất thường, khiến người nuôi lao đao.

27/07/2013
Phát Triển Nuôi Tôm Sú Theo Quy Trình GAP An Toàn Và Phát Triển Tốt Phát Triển Nuôi Tôm Sú Theo Quy Trình GAP An Toàn Và Phát Triển Tốt

Nhằm hướng bà con ngư dân sản xuất sản phẩm sạch, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ vốn và kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình "Phát triển nuôi tôm sú theo quy trình GAP".

16/07/2013
Chủ Động Diệt “Giặc” Chuột Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Chủ Động Diệt “Giặc” Chuột Và Phòng Trừ Sâu Bệnh

Không chỉ thiếu nước vì hạn hán, nhiều diện tích lúa ở hầu hết các địa phương trong tỉnh đang bị chuột cắn phá và sâu bệnh hoành hành, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ khiến bà con nông dân lo lắng.

27/07/2013
Tái Cơ Cấu Ngành Mía Đường Tái Cơ Cấu Ngành Mía Đường

Hiện nay, sản lượng đường trong nước đang dư thừa, tồn kho tăng cao trong khi đó tình hình buôn lậu đường ở một số cửa khẩu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và tiêu thụ đường trong nước...

16/07/2013
Nấm mối khan hàng Nấm mối khan hàng

Nấm mối chỉ xuất hiện một lần trong năm vào đầu mùa mưa ở ĐBSCL, do nấm càng ngày càng khan hiếm nên giá rất cao, người dân cũng không có bán.

08/07/2015