Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Bầu Trên Đất Ruộng Có Hiệu Quả Kinh Tế

Mô Hình Trồng Bầu Trên Đất Ruộng Có Hiệu Quả Kinh Tế
Ngày đăng: 14/01/2014

Thành công của mô hình trồng bầu trên đất ruộng cho thấy nếu nông dân biết cách trồng theo mùa vụ thích hợp, đáp ứng được nhu cầu thị trường thì hiệu quả mang lại sẽ rất khả quan, góp phần trong phát triển kinh tế gia đình và thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở địa phương.

Hộ anh Phạm Văn Lên ở ấp I, xã Châu Khánh, huyện Long Phú (Sóc Trăng) trước đây trồng lúa hiệu quả không cao vì lúa không có giá và chi phí đầu vào tăng nên anh quyết định chuyển 1.600 m2 đất ruộng sang trồng bầu. Nhờ siêng năng, biết áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nên sau gần 2 tháng chăm sóc bầu phát triển tốt, mỗi dây cho khoảng 30 đến 40 trái, được thương lái mua với giá 3.500 đồng/kg, đến nay anh đã thu hoạch được gần 8 tấn, dự kiến đến hết tháng 12 này anh sẽ thu hoạch thêm hơn 2 tấn trái nữa, trừ hết các khoản chi phí lợi nhuận cũng khá hấp dẫn.

Anh Lên cho biết: “Tôi có một công đất nên không đủ sống, làm lúa giá cả bấp bênh quá, có năm nước mặn xâm nhập còn bị thất mùa. Thấy vậy tôi lên liếp trồng hoa màu luôn tới bây giờ, sau khi trừ hết chi phí 1 vụ cũng lãi được 30 - 40 triệu đồng”.

Ở xã Châu Khánh hiện nay mô hình trồng bầu là hiệu quả nhất, do ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, thời gian sinh trưởng ngắn lại thu hoạch kéo dài hơn 2 tháng và ít người trồng, khi thu hoạch ít cạnh tranh với các loại màu khác nên có giá cao và được thị trường ưu chuộng.

So với trồng lúa, trồng bầu cho lợi nhuận cao gấp 5 – 7 lần, nhờ vậy mà gia đình anh Lên đã có cuộc sống no ấm. Ông Quách Chói – Phó Ban nhân dân ấp I cho biết: “Anh Lên trồng bầu dưới chân ruộng được hơn một công, nhưng đem lại hiệu quả kinh tế rất, từ đó đã giúp anh vươn lên để thoát nghèo. Qua mô hình của anh, bà con xung quanh có học hỏi làm theo và cũng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao”.

Ông Nguyễn Văn Đương – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Châu Khánh cho biết: “Hiện nay cây bầu cho thu nhập cao gấp 5 – 7 lần so với trồng lúa. Vì thế, Hội Nông dân định hướng nhân rộng mô hình này để tái cơ cấu về mùa vụ, đồng thời vận động bà con đưa màu xuống chân ruộng để tạo công ăn việc làm tại địa phương”.

Thành công của mô hình trồng bầu trên đất ruộng cho thấy nếu nông dân biết cách trồng theo mùa vụ thích hợp, đáp ứng được nhu cầu thị trường thì hiệu quả mang lại sẽ rất khả quan, góp phần trong phát triển kinh tế gia đình và thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Theo tàu đánh bắt cá cơm Theo tàu đánh bắt cá cơm

Một đêm theo tàu ra biển đánh bắt cá cơm, chúng tôi chứng kiến những vất vả và sự bấp bênh bám nghề của các ngư dân...

06/10/2015
Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa

Với 42,5km bờ biển và 3 cửa lạch lớn: Hà Nẫm, Lạch Bạng, Lạch Ghép nên hoạt động khai thác hải sản trên biển lẫn nuôi trồng nước lợ của Tĩnh Gia khá phát triển.

06/10/2015
Phát triển kinh tế từ nuôi gà Móng Tiên Phong Phát triển kinh tế từ nuôi gà Móng Tiên Phong

Phát huy thế mạnh giống gà Móng quý hiếm bản địa, bác Trần Xuân Xưởng ở Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam có thâm niên mấy chục năm nay nuôi giống gà này để phát triển kinh tế gia đình.

06/10/2015
Anh Tiến trâu tự thoát nghèo Anh Tiến trâu tự thoát nghèo

Làng Nha, phường Long Biên, quận Long Biên (Hà Nội) có anh Nguyễn Văn Tiến, được dân trong làng gọi là Tiến “trâu”. Không phải anh khỏe như như trâu mà vì hiện anh là chủ sở hữu của một đàn 300 con trâu.

06/10/2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi chồn mướp Hiệu quả từ mô hình nuôi chồn mướp

Mô hình nuôi chồn mướp của ông Nguyễn Văn Đấu ở ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau mỗi năm thu lãi trên 250 triệu đồng từ tiền bán chồn thịt và chồn mướp con.

06/10/2015