Hiệu quả từ mô hình nuôi chồn mướp

Được biết, lúc đầu ông Đấu nuôi chỉ với số lượng 2 con, sau 5 năm mạnh dạn nghiên cứu, đầu tư, ông Đấu đã phát triển số lượng chồn mướp lên tới 37 con (có 30 con chồn đẻ, 7 con chồn đực).
Chồn mướp là loại động vật dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là các loại cá trong vuông cùng các loại trái cây chín. Mỗi năm, chồn mướp sinh sản từ 2 - 3 lứa, mỗi lứa Chồn mướp đẻ 2 đến 3 con.
Chồn con được hộ nuôi mua với giá 2 triệu đồng/con, riêng chồn thương phẩm được các nhà hàng thu mua có giá từ 1 triệu đến 1,2 triệu đồng/kg, mỗi năm ông Đấu bán ra thị trường gần 150 con chồn con, khoảng 20 chồn mướp thịt.
Với mô hình nuôi Chồn mướp, ông Đấu không những cải thiện điều kiện kinh tế gia đình, mà còn giúp địa phương có thêm nghề mới, mà chi phí chăn nuôi thấp nhưng đem lại nguồn kinh tế hiệu quả cao, góp phần nâng cao đời sống, vươn lên khá giàu qua việc xây dựng được nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Từ loài động vật hoang dã, nhưng với kỹ thuật và kinh nghiệm, những “ông vua rắn” ở đầu nguồn đã thuần dưỡng và nuôi nhân tạo thành công loài rắn có tên trong sách đỏ Việt Nam. Đó là rắn hổ hèo.

Theo kết quả kiểm tra ban đầu về chính sách hỗ trợ người nuôi cá tra, 4 địa phương trọng điểm An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ có số dư tín dụng tại các ngân hàng thương mại phục vụ cho nuôi và chế biến cá tra khá cao và hầu hết các khoản vay đến kỳ đáo hạn đều được điều chỉnh lãi suất về mức 13 - 15%/năm.

Đầu mùa mưa cũng là thời điểm bà con nông dân trong tỉnh Đak Lak bắt tay vào việc trồng mới các loại cây lâu năm. Tuy nhiên, khác với mọi năm, năm nay bơ được xem là cây trồng thu hút sự quan tâm hơn cả, khiến thị trường bơ giống cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vấn đề làm cho người dân luôn lo ngại là chất lượng cây giống trên thị trường rất khó nhận biết để chọn mua.

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm 2012 bắt đầu gần 2 tháng nhưng diện tích xuống giống chỉ đạt hơn phân nửa so với chỉ tiêu kế hoạch. Nguyên nhân gây cản trở tiến độ xuống giống là do thời tiết bất ổn.

Nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do thiếu đầu tư hạ tầng bài bản và người dân vẫn còn sản xuất theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ.