Mô Hình Trồng Bắp Lai Thương Phẩm Ở Phước Đại

Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình trồng bắp lai thương phẩm, đến nay người dân xã Phước Đại (Bác Ái) đã thu hoạch với năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao.
Nằm trong Chương trình 135, giai đoạn II năm 2012 của tỉnh, với kinh phí thực hiện 200 triệu đồng, mô hình được triển khai từ tháng 4 tại 4 thôn trong xã, với diện tích 17 ha, gồm 41 hộ. Người dân tham gia mô hình được hỗ trợ giống bắp, thuốc, phân bón. Giống bắp sử dụng là SSC 586, đây là loại giống bắp lai ngắn ngày, thời gian từ 86-92 ngày, sinh trưởng mạnh, thích nghi với nhiều loại đất, trồng được nhiều vụ trong năm.
Trước khi thực hiện mô hình, xã đã triển khai khâu làm đất và tập huấn cho bà con về kỹ thuật trồng bắp lai thương phẩm. Trong quá trình thực hiện, cán bộ khuyến nông xã đã đến từng hộ dân, từng khu ruộng hướng dẫn tận tình về kỹ thuật canh tác bắp lai cho bà con: từ khâu làm đất, phân luống, phân ô, phân chia đường nước được thuận lợi, đến cách chăm sóc, bón phân, làm cỏ, theo nước….
Đến nay, bà con đã thu hoạch xong vụ bắp lai, năng suất đạt 40-50 tạ/ha, tăng gấp 5-6 lần so với bắp địa phương. Với giá bán từ 5.800-5.900/kg, trừ chi phí bà con thu lãi từ 12-13 triệu đồng/ ha. Đang phơi bắp mới thu hoạch về, anh Katơr Nhát, thôn Tà Lú 3 phấn khởi: “Trước kia nhà mình trồng bắp địa phương, với 2,5 sào đất, chỉ thu được hơn 1,6 tạ. Khi trồng bắp lai này, mình thấy năng suất rất đạt, thu hơn 10 tạ”.
Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sản xuất nông nghiệp vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, thành công từ mô hình trồng bắp lai thương phẩm đang tạo tiền đề thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng để nâng cao đời sống cho người dân ở Phước Đại.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiệt thán hay còn gọi là bệnh than là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và người. Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn một số tỉnh miền núi phía Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang…) đã xảy ra nhiều ổ bệnh nhiệt thán ở gia súc và lây sang người.

Những năm gần đây, do quá trình đô thị hoá diện tích đất nông nghiệp của xã Sông Lô, thành phố Việt Trì ngày càng thu hẹp, chính quyền địa phương đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, trong đó vùng sản xuất rau an toàn là một trong những hướng đi mới giúp nông dân nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đồng thời đáp ứng nhu cầu về thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Trong thời gian 3 tháng, những nông dân nòng cốt tại các địa phương này tập trung học theo chu kỳ phát triển của cây trồng ngay trên đồng ruộng. Hình thức tổ chức lớp học thực tế theo nhóm nhằm giúp người nông dân hiểu được việc canh tác theo phương thức sinh thái, thâm canh tiên tiến nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản.

Thực tế tại nhiều địa phương của Đại Lộc như: Đại Hồng, Đại Chánh, Đại Sơn, Đại Hưng… trâu là vật nuôi được bà con chú trọng. Việc nuôi trâu để tạo sức kéo, cày bừa không còn được quan trọng mà tạo sản phẩm hàng hóa mới là vấn đề cốt lõi tại các địa phương này.

Trong cơn mưa phùn nhỏ hạt, chúng tôi lội suối, rồi men theo triền đồi tìm đến rẫy chè của anh Đinh Văn Châm ở thôn Mai Lãnh Hữu, xã Long Mai, đúng vào lúc hai vợ chồng anh đang trồng chè theo mô hình trồng mới giống chè địa phương do Trung tâm khuyến nông huyện Minh Long thực hiện nhằm khôi phục lại cây chè xanh Minh Long.