Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp Hàng Triệu Nông Dân Tiếp Cận Cây Biến Đổi Gen

Giúp Hàng Triệu Nông Dân Tiếp Cận Cây Biến Đổi Gen
Ngày đăng: 26/11/2014

Đó là cam kết của ông Peter Pickering - Giám đốc toàn cầu phụ trách cây ngô của Tập đoàn Syngenta trong chuyến làm việc tại Việt Nam ngày 10-11.11 vừa qua.

Theo thống kê, khu vực châu Á – Thái Bình Dương có diện tích trồng ngô lớn nhất nhưng có sản lượng thấp nhất trên thế giới, trong đó năng suất ngô trung bình của Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi chỉ đạt 4,3 tấn/ha.

Việt Nam có thể tăng 50% năng suất ngô

Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, ông Peter Pickering cho biết: “Để giải quyết bài toán sản lượng ngô trong bối cảnh năng suất bình quân tại Việt Nam vẫn còn ở con số khá thấp như hiện nay, thì giống tốt mới chỉ là một mệnh đề cần nhưng chưa đủ.

Điều cốt yếu nữa là phải áp dụng đúng kỹ thuật canh tác nhằm khai thác được tối đa tiềm năng của giống ngô nhằm nâng cao sản lượng trên cùng một diện tích gieo trồng”. Theo ông Peter Pickering, công nghệ nông nghiệp toàn cầu của Syngenta đã đem lại những giải pháp thâm canh tiên tiến mà công ty đã và đang chuyển giao đến tận tay hàng triệu nông dân thông qua việc xây dựng một hệ thống rộng lớn với các trung tâm huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật canh tác cây ngô trên toàn quốc, giúp nông dân được tiếp cận với cách thức thâm canh tiên tiến này.

Để cụ thể hóa vấn đề này, ông Peter đề xuất một mô hình hợp tác công- tư về chuyển giao kỹ thuật giữa Syngenta và các đối tác có liên quan của Bộ NNPTNT để từ đó sẽ chuyển giao kỹ thuật thâm canh ngô tới tay người nông dân tại một vài tỉnh trồng ngô trọng điểm như Sơn La, Đăk Lăk... từ năm 2015 - 2020 với mục tiêu giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác và áp dụng đúng những giải pháp canh tác tiên tiến để khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống.

“Đặc biệt khi giống ngô biến đổi gen được thương mại hóa tại Việt Nam, thì kỹ thuật canh tác lại càng là khâu quan trọng để nông dân có thể khai thác được giá trị gia tăng của hạt giống biến đổi gen, nâng năng suất bình quân toàn vùng lên bằng hoặc vượt mức bình quân của cả nước là 6,5 tấn/ha vào năm 2020, tức tăng thêm 50% so với hiện nay”- ông Peter khẳng định.

Cũng theo ông Peter, để góp phần xây dựng mục tiêu chung của đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong nhiều năm qua, Tập đoàn Syngenta- một công ty đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực bảo vệ cây trồng và công nghệ sinh học nông nghiệp với 20 năm hoạt động tại Việt Nam đã không ngừng triển khai và đẩy mạnh việc cung cấp các giải pháp toàn diện về canh tác cùng với giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật cho các loại cây chính như lúa, ngô, cà phê và rau màu của nông nghiệp Việt Nam.

Nhiều ưu điểm vượt trội

Trong chuyến thăm, ông Peter đã khảo sát mô hình trồng ngô lai công nghệ tiên tiến tại xã Vân Nam, Phúc Thọ, Hà Nội-nơi có diện tích ngô lớn nhất huyện, là một trong những điểm sáng có sự tiếp nhận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp với 100% hộ nông dân sử dụng giống ngô lai, trong đó hơn 90% là giống NK4300 của Công ty Syngenta Việt Nam.

Tại đây, vụ thu đông 2014, Công ty Syngenta Việt Nam đã phối hợp Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Vân Nam xây dựng mô hình sử dụng giống ngô lai NK kết hợp các giải pháp bảo vệ thực vật tổng hợp nhằm giúp người nông dân quản lý tốt dịch hại, phát huy tiềm năng năng suất của giống, nâng cao chất lượng hạt thương phẩm. Mô hình này là cơ sở để đào tạo và chuyển giao kiến thức tại đồng ruộng, giúp cho nông dân hiểu rõ hơn về các tiến bộ đang được áp dụng tại các vùng trồng ngô chính ở Việt Nam cũng như trên thế giới, từ đó giúp họ áp dụng vào diện tích canh tác để nâng cao hiệu quả và thu nhập.

Bà Đặng Thị Năm – Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Vân Nam cho biết: “Diện tích canh tác toàn xã là 230ha, trong đó chủ yếu là đất trồng ngô và đỗ (ngô chiếm 80%). Trước đây, bà con trồng nhiều giống ngô, nhưng qua quá trình chọn lọc, đào thải, nay chỉ có giống ngô của Công ty Syngenta được 100% nông dân trong xã sử dụng, cụ thể đó là giống ngô NK4300, bởi vì nó rất thích hợp với đồng đất của địa phương, nhất là vùng đất ven sông Hồng, có thể chống chịu được hạn và kháng sâu bệnh rất tốt, và tiềm năng năng suất rất lớn”.

Ông Peter Pickering thông tin: Syngenta dành sự quan tâm đặc biệt và có kế hoạch hợp tác với các đơn vị có liên quan của Bộ NNPTNT để chuyển giao kỹ thuật canh tác ngô, giúp nông dân tiếp cận với giải pháp canh tác tiên tiến nhằm phát huy tiềm năng năng suất của giống, gia tăng sản lượng ngô tại các vùng trồng ngô trọng điểm của Việt Nam như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng.

Nguồn bài viết: http://danviet.vn/kinh-te-nong-nghiep/giup-hang-trieu-nong-dan-tiep-can-cay-bien-doi-gen-504991.html


Có thể bạn quan tâm

Hậu Giang Đạt Trên 10.700 Ha Thủy Sản Hậu Giang Đạt Trên 10.700 Ha Thủy Sản

Đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 10.756 ha, đạt 99,7% kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 472,4 ha, gồm: cá tra, cá rô đồng, cá thát lát, cá lóc vèo, cá bống tượng, cá trê lai, cá tra giống và các loài cá khác.

29/09/2012
Cựu Chiến Binh Trần Minh Đẳng Làm Giàu Từ Rắn Ri Tượng Cựu Chiến Binh Trần Minh Đẳng Làm Giàu Từ Rắn Ri Tượng

Nắm bắt được thị trường rắn ri tượng có giá và nhu cầu nuôi rắn của người dân ngày càng cao, ông Trần Minh Đẳng ở ấp 15, xã Khánh Thuận (Cà Mau), quyết định đầu tư nuôi rắn sinh sản. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, đến nay mô hình nuôi rắn ri tượng của ông Đẳng mang lại hiệu quả cao, trở thành địa chỉ tham quan, cung ứng con giống tin cậy cho người nuôi.

01/10/2012
Trồng Ớt Trên Ruộng Lúa Thu Nhập Cao Ở Bến Tre Trồng Ớt Trên Ruộng Lúa Thu Nhập Cao Ở Bến Tre

Gần đây, một số nông dân trồng lúa ở xã Lương Quới (Giồng Trôm - Bến Tre) đã chuyển qua trồng cây màu ở vùng ruộng lõm để có lợi nhuận cao hơn. Anh Trần Ngọc Thành (ấp 3, xã Lương Quới), đã chuyển bốn công đất lúa sang trồng cây ớt chỉ thiên, ước năng suất thu hoạch trong ba vụ khoảng trên 10 tấn trái.

02/10/2012
Thêm 14 Giống Lúa Tại ĐBSCL Được Công Nhận Là Giống Tốt Thêm 14 Giống Lúa Tại ĐBSCL Được Công Nhận Là Giống Tốt

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa công nhận giống Lúa Cẩm Cai Lậy do Phòng Nông nghiệp huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) lai tạo và 13 giống lúa do Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo là "Giống cây trồng nông nghiệp mới" đồng thời chỉ đạo các sở nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức sản xuất thử nghiệm.

08/10/2012
Băn Khoăn VietGAP Cho Cá Tra Băn Khoăn VietGAP Cho Cá Tra

Bất kỳ chứng nhận nào, nếu không có khách hàng thì không có nhu cầu thị trường, đồng nghĩa với việc, nếu một sản phẩm được chứng nhận bằng một tiêu chuẩn mà không được chấp nhận ở thị trường đó thì không có giá trị và chẳng ai quan tâm. Vậy liệu VietGAP có tạo được chỗ đứng đối với người tiêu dùng và cộng đồng quốc tế?

10/10/2012