Mô Hình Trình Diễn Phân Super Trên Cây Lúa Vụ Hè Thu 2014

Nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện mô hình trình diễn phân lân trên vùng đất phèn làm cơ sở nhân rộng, ngày 26/8/14, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu phối với nhà máy Super phốt phát Long Thành cùng địa phương tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn "Phân Super lân Long thành trên cây lúa vụ Hè Thu năm 2014".
Đến dự buổi hội thảo có lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến, đại diện chính quyền địa phương, đại diện nhà máy Super phốt phát Long Thành và gần 30 bà con nông dân địa phương tham dự
Mô hình trình diễn tại hộ ông Lê Văn Lượng, ở ấp Long Thành, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, quy mô 1,2 ha trong đó: 1 ha sử dụng phân Super lân Long Thành; 0,2 ha không sử dụng phân Super lân làm đối chứng, trong quá trình thực hiện chủ hộ áp dụng đúng theo quy trình đã thống nhất với cán bộ kỹ thuật như: bón đúng thời gian và liều lượng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh.
Tại buổi hội thảo nông dân được trực tiếp tham quan mô hình đều có nhận xét chung việc sử dụng phân Super lân Long Thành trên đồng đất nhiều phèn Phước Long là rất phù hợp, giúp cây lúa phát triển tốt, đạt năng suất. Theo đánh giá, ruộng trình diễn có năng suất 6,8 tấn/ha, cao hơn ruộng đối chứng khoảng 200 kg lúa/ha, phân đạm giảm 50 kg/ha, chi phí giảm khoảng 1 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn ruộng đối chứng khoảng 1,2 triệu đồng/ha.
Sau buổi buổi hội thảo, bà con nông dân được ông Nguyễn Phương Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến Trung tâm Khuyến nông - Khuyến nêu lên mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng phân bón cho cây lúa trong từng giai đoạn phát triển, nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm, cải tạo độ phì của đất, tăng thu nhập cho người trồng lúa, hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần cân bằng hệ sinh thái trong điều kiện thời tiết; khí hậu biến đổi bất thường như hiện nay.
Ngoài ra, bà con nông dân tham dự hội thảo được nghe Thạc sĩ Trần Thị Hồng Thắm, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Đồng Tháp Mười, giới thiệu một số vùng phèn nặng ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng Đồng Tháp Mười, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân lân trên cây lúa cùng cách sử dụng các loại phân khác trên cây lúa, trong từng giai đoạn có hiệu quả nhất trên vùng đất nhiễm phèn.
Có thể bạn quan tâm

Qua kết quả rà soát diện tích vườn cây ăn trái mới đây của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung, đến cuối tháng 6/2015, toàn huyện có 4.435ha diện tích vườn cây ăn trái, tăng khoảng 300ha so thời điểm năm 2012, trong đó diện tích quýt hồng giảm từ 1.088ha xuống còn 748ha, ngược lại quýt đường tăng mạnh, từ 650ha lên 1.313ha; diện tích trồng cam (cam dây, cam xoàn, cam sành) cũng tăng từ 600ha lên 900ha; cây nhãn giảm khá nhiều từ 520ha xuống còn 413ha.

Nuôi tôm theo mô hình siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính cho phép kiểm soát chặt chẽ điều kiện nuôi, hạn chế rủi ro do dịch bệnh.

Mặc dù nắng hạn kéo dài gây bất lợi cho cây hồ tiêu, song người dân xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa (Phú Yên) vẫn được mùa, được giá.

Sản xuất vụ hè thu 2015 trong điều kiện nắng hạn kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả gieo trồng. Sau khi kết thúc thời vụ, các địa phương đã tập trung chăm sóc cây trồng.

Khu vực các thôn Thiện Trung, Thiện Hòa (Thiện Nghiệp – TP. Phan Thiết) là những nơi tập trung trồng dừa xiêm thành phẩm nhiều nhất, nhờ vào lượng nước ngầm ổn định. Vài năm gần đây, để nâng cao hiệu quả kinh tế, bên cạnh việc chuyên canh cây dừa, nhiều nông dân đã xen canh trồng ổi Đài Loan tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể.