Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trình Diễn Phân Super Trên Cây Lúa Vụ Hè Thu 2014

Mô Hình Trình Diễn Phân Super Trên Cây Lúa Vụ Hè Thu 2014
Ngày đăng: 05/09/2014

Nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện mô hình trình diễn phân lân trên vùng đất phèn làm cơ sở nhân rộng, ngày 26/8/14, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu phối với nhà máy Super phốt phát Long Thành cùng địa phương tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn "Phân Super lân Long thành trên cây lúa vụ Hè Thu năm 2014".  

Đến dự buổi hội thảo có lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến, đại diện chính quyền địa phương, đại diện nhà máy Super phốt phát Long Thành và gần 30 bà con nông dân địa phương tham dự

Mô hình trình diễn tại hộ ông Lê Văn Lượng, ở ấp Long Thành, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, quy mô 1,2 ha trong đó: 1 ha sử dụng phân Super lân Long Thành; 0,2 ha không sử dụng phân Super lân làm đối chứng, trong quá trình thực hiện chủ hộ áp dụng đúng theo quy trình đã thống nhất với cán bộ kỹ thuật như: bón đúng thời gian và liều lượng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh.

Tại buổi hội thảo nông dân được trực tiếp tham quan mô hình đều có nhận xét chung việc sử dụng phân Super lân Long Thành trên đồng đất nhiều phèn Phước Long là rất phù hợp, giúp cây lúa phát triển tốt, đạt năng suất. Theo đánh giá, ruộng trình diễn có năng suất 6,8 tấn/ha, cao hơn ruộng đối chứng khoảng 200 kg lúa/ha, phân đạm giảm 50 kg/ha, chi phí giảm khoảng 1 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn ruộng đối chứng khoảng 1,2 triệu đồng/ha.

Sau buổi buổi hội thảo, bà con nông dân được ông Nguyễn Phương Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến Trung tâm Khuyến nông - Khuyến nêu lên mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng phân bón cho cây lúa trong từng giai đoạn phát triển, nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm, cải tạo độ phì của đất, tăng thu nhập cho người trồng lúa, hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần cân bằng hệ sinh thái trong điều kiện thời tiết; khí hậu biến đổi bất thường như hiện nay.

Ngoài ra, bà con nông dân tham dự hội thảo được nghe Thạc sĩ Trần Thị Hồng Thắm, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Đồng Tháp Mười, giới thiệu một số vùng phèn nặng ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng Đồng Tháp Mười, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân lân trên cây lúa cùng cách sử dụng các loại phân khác trên cây lúa, trong từng giai đoạn có hiệu quả nhất trên vùng đất nhiễm phèn.


Có thể bạn quan tâm

Suy Giảm Nguồn Lợi Thuỷ Sản Nỗi Lo Còn Đó Suy Giảm Nguồn Lợi Thuỷ Sản Nỗi Lo Còn Đó

Là một trong 4 ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước, trong những năm qua nghề khai thác, đánh bắt thuỷ sản của Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con ngư dân. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà dẫn đến hậu quả nguồn lợi thuỷ sản bị cạn kiệt, nhiều loài có giá trị kinh tế, quý hiếm ở vùng ven bờ đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng...

02/04/2013
Tìm Giải Pháp Cho Tàu Câu Cá Ngừ Đại Dương Tìm Giải Pháp Cho Tàu Câu Cá Ngừ Đại Dương

Hiện nay, hàng chục tàu câu cá ngừ đại dương (CNĐD) bằng đèn (câu tay kết hợp ánh sáng) của ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh lân cận đang nằm bờ. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí tăng cao trong khi giá bán CNĐD thấp nên tàu câu không có lãi, thậm chí thua lỗ sau mỗi chuyến đi.

04/07/2013
Nhãn Hiệu Hàng Hóa Bước Đi Bền Vững Cho Ớt Thanh Bình (Đồng Tháp) Nhãn Hiệu Hàng Hóa Bước Đi Bền Vững Cho Ớt Thanh Bình (Đồng Tháp)

Tháng 7 năm ngoái, sản phẩm ớt Thanh Bình (Đồng Tháp) được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Ớt Thanh Bình”, đây được xem là bước đánh dấu cho sản phẩm này.

02/04/2013
Tỷ Phú Nuôi Heo Công Nghệ Cao Tỷ Phú Nuôi Heo Công Nghệ Cao

Bằng sự nhạy bén, năng động, mạnh dạn xây dựng mô hình sản xuất vườn - ao - chuồng - rừng (VACR) hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, ông Lê Mộng Bảo đã làm giàu trên chính mảnh đất Lộc Thành nhiều gian khó.

04/07/2013
Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 503 cơ sở và hộ gia đình gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký với hơn 340.000 cá thể, bao gồm các loài như: cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà, rùa, nhím, nai, heo rừng, cầy hương, ba ba, tắc kè, chim trĩ...

04/07/2013