Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trại Gà Siêu Trứng Ở Ninh Thuận

Mô Hình Trại Gà Siêu Trứng Ở Ninh Thuận
Ngày đăng: 26/05/2012

Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo trang trại là hình thức sản xuất đang có xu hướng ngày càng phát triển ở tỉnh Ninh Thuận… Nhờ chủ động được nguồn giống, công tác phòng chống dịch bệnh và nguồn thức ăn, nên chăn nuôi theo hình thức trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là mô hình trang trại chăn nuôi gà “siêu trứng” với hơn 9.000 con của anh Vũ Yên Sơn, ở thôn Suối Giếng (xã Công Hải, Thuận Bắc).

Bắt đầu từ năm 2005, với quy mô chỉ 1.000 con, đến nay trang trại của anh Sơn đã phát triển với số lượng hơn 9.000 con, đang trong thời kỳ thu hoạch trứng. Anh cho biết, với giá trung bình 1.500 đồng/trứng, mỗi ngày anh thu về hơn 2 triệu đồng, vị chi mỗi tháng, thu nhập của trang trại là gần 25 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí đầu vào. Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh, phần còn lại xuất đi Khánh Hòa. Tổng giá trị 2 trại gà của gia đình gần 2,5 tỷ đồng. Anh Sơn chi biết, hiện trang trại đang sử dụng 5 lao động địa phương, với mức lương từ 3 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Để đạt được những thành quả như ngày hôm nay, từ sự kiên trì, biết học hỏi kinh nghiệm khắp nơi của anh Sơn. Anh cho biết, khi bắt đầu nuôi, tỷ lệ gà con bị chết là khoảng 10%, có thời điểm lên đến hơn 20%... chủ yếu là do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc. Không bó tay trước khó khăn, anh khăn gói ra Khánh Hòa để học hỏi kinh nghiệm từ những trang trại chăn nuôi gà. Đến nay, nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật, tiêm phòng dịch đầy đủ, hiện nay tỉ lệ gà nuôi lớn và cho sinh sản tại trang trại anh đạt tới 99%, với năng suất cho trứng dao động từ 94% đến 96%. Đây là kết quả khá cao trong mô hình chăn nuôi gà lấy trứng. Hiện trại anh đang sử dụng giống gà CP được nhập từ Mỹ và giống gà Lương Mỹ của trung tâm giống quốc gia.

Tuy nhiên, theo anh khó khăn lớn nhất lúc này là ở đầu ra cho sản phẩm. Trước mắt, để khắc phục những khó khăn “bị động” trên, với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, cùng lúc, anh Sơn tiến hành nuôi chim cút đẻ trứng với số lượng 10 nghìn con (vì chim cút có thời gian sinh trưởng ngắn và nhanh mang lại hiệu quả kinh tế), lấy nguồn thu từ chim cút để bù lỗ nhằm tiếp tục duy trì trại gà. Hiện anh đang nuôi thử nghiệm 3.000 chim cút và đã đạt được kết quả tốt.

Có thể bạn quan tâm

Cứu cánh chăn nuôi Cứu cánh chăn nuôi

Cách đây 6 năm, phong trào chăn nuôi lợn tại xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) phát triển rầm rộ. Vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải chăn nuôi khiến chính quyền địa phương ăn ngủ không yên.

26/11/2015
Liên kết trồng đậu nành Liên kết trồng đậu nành

Cty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) sẵn sàng ký hợp tác với ngành nông nghiệp địa phương để phát triển vùng nguyên liệu trồng đậu nành từ 30.000 - 50.000 ha/năm và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

26/11/2015
Bắt tay nuôi bò sữa Bắt tay nuôi bò sữa

Theo tôi để nâng cao chất lượng giống đàn bò sửa của Hà Nội cần phải có sự vào cuộc và nổ lực của cả "4 nhà"" - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) Hoàng Thanh Vân chia sẻ.

26/11/2015
Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học

Hải Phòng đang triển khai 7 mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Compost maker xử lý rơm rạ trên địa bàn 5 huyện An Dương, An Lão, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo.

26/11/2015
Ngô đông, bao giờ trở lại ngày xưa Ngô đông, bao giờ trở lại ngày xưa

Khởi nguồn từ sáng kiến của những nông dân HTX Hợp Thịnh (Vĩnh Phúc) trồng ngô đông bằng bầu trên nền đất ướt, vụ ngô đông ở miền Bắc mở ra có thời điểm lên tới trên 150.000 ha.

26/11/2015