Liên kết trồng đậu nành

Thông tin trên do ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết.
Đây là đơn vị đầu tiên bao tiêu cây đậu nành với diện tích lớn giúp tỉnh thực hiện chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả.
Trước mắt tỉnh sẽ khảo nghiệm bộ giống đậu nành đã được lai tạo ở Cư Jut (Đắk Nông) về trồng tại các trại giống vào vụ XH 2016 để so sánh với một số giống địa phương.
Nếu đạt kết quả tốt sẽ tiến hành trồng ở vùng đất ven sông, diện tích đất chuyển đổi 2 lúa - 1 màu hoặc 1 lúa - 1 màu, đồng thời cùng với Vinasoy tổ chức mô hình luân canh lúa - đậu nành tại cánh đồng liên kết SX lúa có san bằng mặt ruộng để áp dụng cơ giới hoá, hạ giá thành SX.
Được biết Cty Vinasoy chuẩn bị xây dựng nhà máy thứ 3 (2 nhà máy có công suất hàng trăm triệu lít sữa/năm đặt tại Quảng Ngãi, Bắc Ninh) và cần vùng nguyên liệu khoảng 200.000 ha tại ĐBSCL.
Có thể bạn quan tâm

Nhận định mùa Đông năm nay, thời tiết, khí hậu sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường với các hiện tượng như: sương muối, băng tuyết... gây khó khăn trong việc chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc. Nếu không chuẩn bị chu đáo có thể ảnh hưởng lớn đến việc phát triển chăn nuôi gia súc, gây thiệt hại nặng nhất là ở các xã vùng núi đá cao như Lũng Cú, Lũng Táo, Phố Bảng.

Là một xã vùng thấp của huyện Quang Bình, Bằng Lang có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH, xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 7.514 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 2/3. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khóa XXI, xã đã thực hiện chủ trương quy hoạch phát triển trồng cây cao su để tạo ra nhiều cơ hội về công ăn việc làm cho người lao động.

Trong vụ bưởi tết năm nay, nhiều vườn bưởi Năm Roi ở huyện Châu Thành nói chung và câu lạc bộ (CLB) bưởi tạo hình hồ lô ở xã Phú Tân nói riêng, không khỏi lo lắng khi trái non bị rụng ngay từ đầu vụ. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ mất mùa, đồng nghĩa với thu nhập trong dịp tết của nhiều nhà vườn cũng giảm theo.

Mặc dù mùa thu hoạch mía 2014-2015 vẫn chưa kết thúc, tuy nhiên, tranh thủ nước rút, hiện những khu vực nằm trong đê bao chống lũ hoặc nơi có bờ liếp cao, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đang tất bật xuống giống cho niên vụ mía 2015-2016. Theo đó, niên vụ mía năm nay, ngành chức năng địa phương và người dân có sự thay đổi lớn về cơ cấu giống và diện tích.

Theo quy hoạch, mô hình phát triển vùng sản xuất rau an toàn có quy mô 14ha, với trên 400 hộ dân tại xã Hà Thạch, Văn Lung và phường Trường Thịnh tham gia. Ngoài việc được hỗ trợ về giống, vốn và chuyển giao KHKT, dự án còn hỗ trợ xây dựng 6 nhà lưới để trồng rau với mức bình quân 20 triệu đồng/1 nhà lưới.