Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Tôm – Muối Ở HTX Thanh Phong

Mô Hình Tôm – Muối Ở HTX Thanh Phong
Ngày đăng: 21/06/2012

Đưa chúng tôi đến tận chân đê bao, ông Nguyễn Văn Khâm - Chủ tịch HTX Thanh Phong (xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận) tỏ vẻ phấn khởi khi nói về mô hình muối - tôm. Ông cho biết, do năm 2012 nhuần hai tháng tư âm lịch nên vụ tôm của bà con xã viên sẽ trễ hơn vì chờ cho đến khi có nguồn nước mưa dồi dào. Dưới cơn mưa lất phất, ông Chủ tịch HTX ở thôn Thanh Phong kể lại mô hình muối - tôm đang làm thay đổi cuộc sống của những người trước nay chuyên làm muối.

HTX Thanh Phong có khoảng 23 ha đồng muối. Nhiều năm qua do giá muối vẫn trồi sụt thất thường nên đời sống xã viên chưa khá lên được.

Năm 2008, giá muối thu mua tại xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam bỗng tăng đột biến lên đến 1.200 đồng/kg, trong khi giá tôm lại giảm đi. Một số hộ xã viên trước đó tranh thủ nuôi tôm với diện tích nhỏ lẻ, chuyển sang làm muối, kiếm thêm thu nhập. Trong quá trình sản xuất kết hợp muối – tôm, có một số hộ đạt năng suất cao, cũng như có ý kiến cho rằng: Có thể do trong quá trình sản xuất muối, nơi nuôi tôm (vụ sau) đã diệt được mầm bệnh, làm con tôm khỏe mạnh.

Kinh nghiệm này nhanh chóng lan truyền trong bà con xã viên, nên từ năm 2009 mô hình thâm canh muối - tôm bắt đầu được HTX Thanh Phong triển khai thí điểm. Theo đó dựa vào thời tiết tại địa phương, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là làm vụ muối, còn từ tháng 5 đến tháng 10 sẽ nuôi tôm trên cùng diện tích. Trung bình trên 1 ha diện tích, vụ muối cho thu hoạch bình quân 90 tấn, còn vụ tôm khoảng 6 tấn (theo khuyến cáo thả thưa con giống). Nếu giá cả duy trì ổn định như hiện nay với 1.000 đồng/kg muối và 90.000 đồng/kg tôm, chắc chắn bà con xã viên không còn cảnh nghèo - ông Nguyễn Văn Khâm tâm sự.

Thực ra vài năm trở lại đây, khi phần đông trong số 151 xã viên của HTX Thanh Phong áp dụng mô hình muối - tôm thì đời sống kinh tế của các hộ này có sự khởi sắc đáng kể. Sau thời gian ngắn liên tục trúng vụ và trúng giá những xã viên như Võ Văn Thoáng, Nguyễn Xuân Thú… đều bắt đầu có của ăn của để, người xây được nhà mới…

“Được mùa tôm chớ phụ mùa muối” là câu nói đang được nhiều xã viên HTX Thanh Phong lấy làm tâm đắc, dặn dò con cháu họ trước sau vẫn thủy chung với đồng muối, bởi muối là chuyện lâu dài, còn cánh đồng tôm thì phải chờ thời gian trả lời...

Có thể bạn quan tâm

Hội Thi Triển Lãm Bò Sữa Thành PhốHồ Chí Minh Lần IV Năm 2013 Hội Thi Triển Lãm Bò Sữa Thành PhốHồ Chí Minh Lần IV Năm 2013

Ngày 27/11/2013, tại Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố đã tổ chức buổi họp báo "Hội thi – Triển lãm Bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh lần IV - năm 2013". Được biết, hiện nay tổng số lượng bò sữa của TP khoảng 90.000 con, với chu kỳ cho sữa trung bình hàng năm là 6000 lít/con/chu kỳ cho sữa.

30/11/2013
Tạo Đột Phá Từ Vùng Sản Xuất Tập Trung Tạo Đột Phá Từ Vùng Sản Xuất Tập Trung

Cách đây gần 10 năm, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã quy hoạch, phát triển khu chăn nuôi tập trung với diện tích hơn 50ha.

30/11/2013
Hướng Đi Mới Trong Sản Xuất Lạc Ở Nghi Long (Nghệ An) Hướng Đi Mới Trong Sản Xuất Lạc Ở Nghi Long (Nghệ An)

Nghi Long (Nghi Lộc - Nghệ An) là địa phương vốn có truyền thống trồng lạc thương phẩm, nhưng từ khi tham gia liên minh sản xuất và tiêu thụ lạc giống thuộc “dự án cạnh tranh nông nghiệp”, bà con ở đây không chỉ có thêm thu nhập mà mở ra hướng làm ăn mới.

30/11/2013
Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể “Nấm Thái Nguyên” Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể “Nấm Thái Nguyên”

Ngày 27-11, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tổ chức Hội nghị quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”. Tham dự có 70 hộ sản xuất nấm tại 5 xã, thị trấn gồm: Phấn Mễ, Động Đạt, Yên Trạch, Đu và Giang Tiên.

30/11/2013
Trồng Nấm Vụ Đông Trồng Nấm Vụ Đông

Tham quan mô hình trồng nấm rơm trái vụ do Trung tâm KN-KN Bắc Ninh phối hợp Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) tổ chức tại xã Bình Dương, huyện Gia Bình, chúng tôi thấy sự phấn khởi của nông dân.

30/11/2013