Mô Hình Sử Dụng Phân NPK-S Lâm Thao Khép Kín Cho Lúa Đạt Năng Suất Cao

Vừa qua, tại xã Cao Xá (huyện Lâm Thao), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tham quan đầu bờ mô hình trình diễn sử dụng phân bón NPK-S khép kín (chuyên dùng) và ứng dụng bản đồ nông hóa trong bón phân cho cây lúa xuân trên đất phù sa.
Mô hình bón phân NPK-S khép kín cho cây lúa trên đất phù sa được thực hiện trên diện tích 1,5 ha với 27 hộ tham gia. Các hộ tham gia mô hình đã được hướng dẫn cách thức bón phân theo tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa.
Qua đối chứng thực tế cho thấy, lúa được bón phân theo mô hình NPK-S khép kín cho năng suất cao hơn so với các công thức bón phân khác.
Cụ thể, lúa đạt trung bình 10,5 bông/khóm; gần 110 hạt/bông; tỷ lệ hạt chắc chiếm gần 90%. Năng suất lúa thực tế cao nhất ước đạt 265kg/sào tương đương gần 7,4 tấn/ha (cao hơn các công thức bón phân khác từ 0,5 đến 1 tấn/ha). Mặt khác, bón phân khép kín lúa ít bị nhiễm sâu bệnh hơn.
Mô hình ứng dụng bản đồ nông hóa trong bón phân cho cây lúa được thực hiện ở khu đất có hàm lượng đạm, lân dễ tiêu mức độ giàu, kali dễ tiêu mức độ khá nên các hộ tham gia mô hình được hướng dẫn giảm lượng phân lân cần bón 50kg/ha so với hướng dẫn chung. Kết quả, việc giảm lượng phân lân bón cho lúa có tác dụng làm tăng hiệu suất phân bón khoảng 120% so với bón đầy đủ theo hướng dẫn chung và giúp giảm chi phí phân bón.
Sau khi tham quan thực tế, các đại biểu đều đánh giá cao mô hình và mong muốn tiếp tục triển khai, mở rộng mô hình trong các vụ tiếp theo nhằm có thêm cơ sở khuyến cáo bà con nông dân áp dụng đại trà.
Có thể bạn quan tâm

Đó là anh Hoàng Văn Len ở thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình với mô hình nuôi gà 6 cựa cho hiệu quả kinh tế cao không chỉ giúp gia đình anh thoát nghèo mà còn mở ra hướng chăn nuôi mới cho người dân nơi đây.

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống chè cành mới có hiệu quả kinh tế vào sản xuất trên đất vườn đồi để tăng thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế.

Những năm gần đây, mô hình nuôi heo (lợn) kết hợp với thả cá đã không còn xa lạ đối với bà con nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi.

Trong 2 năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Toàn huyện có khoảng 10 ha trồng đu đủ, trong đó xã Cam Hiệp Nam 6 ha, Cam Hiệp Bắc 2 ha và Cam Hòa 2 ha. Đu đủ là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác như mía, sắn (mỳ)… ở những chân đất cao thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới.

Ở thôn Dương Sơn xã Tam Sơn (thị xã Từ Sơn) có mô hình sản xuất tổng hợp của gia đình ông Ngô Mạnh Hồng gồm 1,5 mẫu ruộng khoán, một khu riêng biệt nuôi gà đẻ trứng với diện tích gần 100m2, cùng với 13ha ruộng thuê để sản xuất khoai tây giống.